Đặt Tour: 0902 107 107

Về xứ Huế thăm làng nón bài thơ Tây Hồ

Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà

Chiếc nón bài thơ từ lâu đã làm xao xuyến bao tâm hồn người thi sĩ quốc dân, với hình ảnh cô gái Huế dịu dàng, nghiêng nghiêng nón lá, không ít nhà văn nhà thơ đã xao động đến tốn bao nhiêu giấy mực. Ngoài vẻ đẹp trầm mặc, mộng mơ của cảnh quan hay sự dịu dàng thùy mị của con gái xứ Huế thì chiếc nón bài thơ cũng đã in dấu trong lòng nhiều người lữ khách. Yêu nón bài thơ là thế, nhưng để tìm ra xuất xứ của chiếc nón lá mỏng manh này thì mấy ai đã đến được.


non-la-hue

Nón lá - Nét đẹp đặc trưng của xứ Huế

Nón lá Huế là không chỉ là kết tinh của những chiếc lá tro mềm mại mà còn chứa đựng sự khéo léo, công phu từ bàn tay người nghệ nhân. Bởi vậy, khi ra thăm xứ Huế, tâm hồn ta bỗng lặng khi nghe khúc tự tình của người con gái đan nón bài thơ:

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

Những vần thơ lao động mượt mà, khỏe khắn đó xuất phát từ làng nón Tây Hồ, cái nôi của những chiếc nón bài thơ gây thương nhớ. Nằm bên dòng sông Như Ý, làng Tây Hồ (xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) từ lâu đã nổi tiếng với nghề chằm nón lá truyền thống. Nghề chằm nón lá đã hình thành cách đây hàng trăm năm và nón bài thơ – một nét đặc trưng của Huế cũng xuất phát từ làng nón Tây Hồ (vùng đất đã từng nổi danh có nhiều cô gái xinh đẹp, làm say đắm biết bao chàng trai trong vùng).

1_2

Những cô gái dịu dàng bên chiếc nón.

Có lẽ chiếc nón bài thơ Tây Hồ ra đời cũng là do một sự tình cờ, khoảng những năm 60 của thập kỉ trước có một nghệ nhân tên là Bùi Quang Bặc ở xứ Tây Hồ đã nảy ra ý tưởng ép những vần thơ mượt mà, dịu dàng nơi xứ Huế để làm tôn lên vẻ đẹp thanh tao của chiếc nón lá Huế. Được khá nhiều du khách yêu thích và trân trọng, nón bài thơ bỗng nổi lên như cồn và chưa bao giờ là lỗi thời.

Người con gái xứ Huế, khi bước vào tuổi thanh xuân, mấy cô  đã biết đan nón lá, với bàn tay khéo léo, mềm mại của mình, họ đã làm nên những chiếc nón không thể chê vào đâu, từng chiếc lá và nan nón được đan đều và đẹp đến lạ lùng. Ở làng Tây Hồ, những người phụ nữ họ có thể theo nghề làm nón suốt đời, còn những người đàn ông thường ngày họ đi làm việc đồng áng, những thời gian rảnh thì chẻ tre, làm khung nón, một cái lạ lùng đó là những nghệ nhân ở nơi đây không bao giờ cảm thấy mệt mỏi với công việc hằng ngày mà luôn cảm thấy vui khi được tạo ra những sản phẩm tuyệt vời như chiếc nón bài thơ.

lang-nghe-cham-non-18816

Ở làng nón Tây Hồ, con gái tuổi mười tám, đôi mươi đã theo nghề chằm nón.

Tuy nhiên, để làm nên những sản phẩm hoàn hảo như vậy không phải điều dễ dàng gì, nếu không quen tay có thể đan  lệch và không đều. Với mỗi cái nón, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì nức vành và ủi lá. Để có được lá đẹp, người thợ thường chọn lá nón vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng.

20130819-phu-nu-viet-dep-hon-trong-non-bai-tho-1

Người nghệ nhân đang làm khung nón.

Khâu là công đoạn quan trọng nhất, nó quyết định vẻ đẹp của sản phẩm. Người thợ sẽ khâu từ trên xuống đến vành 15, cứ 1 cm 3 mũi cước trong suốt. Vành cuối cùng khâu cước trắng, 2 mũi kim cách nhau 2 cm. Đường chằm phải mềm mại, thanh nhẹ, dịu dàng.

Khi khâu xong, người ta đính thêm cái “xoài” trên chóp để tôn lên nét đẹp của nón. Công đoạn cuối cùng là quét dầu lên nón để sản phẩm được bóng, mượt và bền đẹp. Điều làm nên nét đặc biệt của nón ở Tây Hồ là nét nón mỏng manh, thanh thoát, màu nón nhã nhặn và đặc biệt đây là cái nôi của những bài thơ được cài trong chiếc nón.

11-3

Họa tiết của một chiếc nón khá tinh xảo và phức tạp.

Bên cạnh những bài thơ lãng mạn, đầy tính thi vị thì người Huế còn đính những bức tranh, hình ảnh dòng sông Hương, núi Ngự Bình trong mỗi chiếc nón. Điều này khiến du khách vô cùng thích thú mỗi khi cầm lên tay chiếc nón bài thơ, đến đây một lần nếu không mua nón bài thơ về tặng người thân bạn bè dường như người lữ khách sẽ cảm thấy thiếu thiếu một thứ gì đó trong cuộc hành trình.

non-la-hue

Những chiếc nón đã hoàn thành.

1-04426

Khi đội nón bài thơ lên đầu, người con gái Huế nói riêng và những thiếu nữ Việt nói chung đều vô cùng duyên dáng.

Từ Tây Hồ, chiếc nón bài thơ được gieo đi khắp mọi nẻo, những cô gái duyên dáng, dịu dàng của xứ Huế hay bất cứ một vùng miền nào trong tổ quốc cũng ưa thích chiếc nón như một đồ trang sức làm tăng nét thùy mị của con gái tuổi mười tám, đôi mươi. Từ những chiếc nón giản dị, không có gì cao sang nhưng lại làm nên nét thanh thoát, dịu dàng đậm chất Á Đông, một cô gái khi cầm chiếc nón bài thơ trên tay cũng làm ngây ngất biết bao gã si tình.

Tùy Phong

 

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook