Đặt Tour: 0902 107 107

Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều

khu-di-tich-nha-tran-o-dong-trieu-quang-ninhĐông Triều hay còn được gọi là triều đình phía Đông, trước kia được gọi là An Sinh, chính là quê gốc của nhà Trần trước khi dời đến Long Hưng - Thái Bình và Thiên Trường - Nam Định.

Là một trong những điểm được xếp hạng là những điểm du lịch Vân Đồn Quảng Ninh trọng yếu, cùng với các Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng, Khu danh thắng Yên Tử, Di tích Thương Cảng Vân Đồn, Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều đang và đã được quan tâm bởi Ban Quản lí và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.

den-an-sinh-khu-di-tich-nha-tran-o-dong-trieu-quang-ninh

Đền An Sinh

Đường đến Đông Triều qua các cmj di tích lịch sử khác nhau trong tỉnh và dừng chân tại Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều. Đó là một cụm các đền thờ vua Trần, có diện tích gần 20km2. Nằm trên một mảnh đất được coi là non bình thủy tụ, khu di tích được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cáp quốc gia. Khu di tích gồm 9 đền và 3 ngôi chùa chính đều là những điểm đến ở Quảng Ninh đáng lưu tâm khi tới đây. Đền An Sinh được xây theo kiến trúc chữ công trong Hán tự, có 8 cây vạn tuế thể hiện sự vĩnh hằng của các đời vua Trần và 175 cây hoa sữa mang ý nghĩa tôn vinh. Đền Thái là nơi thờ của 3 vị vua đầu thời Trần trải qua nhiều chiến tranh nay đã được xây dựng lại từ những phế tích và mở cửa đón du khách thập phương.

Nếu không thể đi hết khu di tích trong vòng 1 ngày, bạn có thể chọn cho mình một khách sạn tại đây để ngày tiếp theo đi tham quan một số lăng tẩm cùng nằm trong khu di tích như Lăng Tư Phúc, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng, Đồng Hỷ Lăng,…

Ngoài ra, khu di tích còn có 3 chùa chính gồm chùa Ngọa Vân thuộc dãy núi chạy từ Yên Tử sang, chùa Hổ Thiên nằm ở phía Nam của núi Phật Sơn và chùa Quỳnh Lâm nằm trên núi Tiên Du. Các ngôi chùa đều được xây dựng và bảo tồn trên quy mô khá lớn. Con đường tới chùa Ngọa Vân được bắt đầu từ hồ Trại Lốc, nơi Trần Nhân Tông tu hành và viên tịch. Chùa Hồ Thiên lại là nơi mà theo như truyền thuyết kể lại là vua Trần đã chọn để đăng đàn thuyết pháp. Chùa Quỳnh Lâm lại được xây dựng ở thế “đầu gối sơn, chân đạp thủy” hay còn được mệnh danh là thế “rồng chầu hổ phục”.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook