Đặt Tour: 0902 107 107

Tết Cơm Mới của người Pacô ở Huế

 tetcommoi-100-x-75Cẩm nang du lịch Huế thường nhắc đến nhiều lễ hội, nếu không có thời gian để tìm hiểu, bạn sẽ chỉ nghĩ Cố đô hẳn chỉ gắn với lễ hội cung đình. Tuy nhiên có một điều rất thú vị là ở Huế, bạn cũng có thể tìm thấy Tết cơm mới, tưởng chừng như chỉ có ở Tây nguyên hay vùng cao miền Bắc.
Du lịch Huế Hội An vào cuối năm, khoảng Tháng 11 âm lịch, khi đến Huế, có thể bạn sẽ được dịp nghe nhắc đến Tết cơm mới của người Pacô. Tết cơm mới của đồng bào Pacô huyện A Lưới Thừa Thiên – Huế cũng được xem là một phần đặc trưng của lễ hội Huế. Tết cơm mới với người Pacô còn được gọi là lễ Aza, một nghi lễ truyền thống của họ. Họ đón tết truyền thống sớm, để đưa tiễn năm cũ và đón chào một năm mới, một vụ mùa mới.

tet-com-moi-cua-nguoi-paco-o-hue

Tết cơm mới

Trong dịp lễ hội Tết cơm mới, con cháu, người thân trong gia đình dù làm ăn xa hay bận rộn đều phải quay về nhà để cùng gia đình đón lễ. Khi lễ Tết cơm mới được bắt đầu thì phần lễ vật luôn là phần được chú trọng và thực hiện đầy đủ, trang trọng. Lễ vật cúng bái bao gồm cơm trắng, xôi, bánh aquat dẻo; các món ăn làm từ gà, heo, vịt, dê, chuột để cúng cho các vị thần linh bản làng như thần Nông Giàng Tro, thần Chăn Nuôi Giàng Ponanh, Thần buôn bán – Giàng Panuon, thần Đất Giàng Sưtarinh và các thần đất đai, thời tiết, cây trồng.

Trong các lễ vật linh thiêng để cúng không thể thiếu tâng họt – loại hoa làm từ tre được cắm lên từng lễ vật và những tấm dzeng. Bánh aquat là loại bánh nếp không nhân như bánh chưng, bánh tét được làm từ nếp cũng là thứ lễ vật không thể thiếu trên bàn lễ.

Sau khi bản làng tổ chức cúng Giàng, các nhà trong bản làng lấy một phần lễ vật mang đến nhà sinh hoạt cộng đồng hay nhà của trưởng làng để cùng mọi người chung vui lễ và cúng Giàng chung cho cả làng.

Khi dân làng tiến vào nhà rông để chuẩn bị lễ cúng bái chung thì già làng là người chủ trì lễ bái. Các dòng họ Pa cô thường mang theo lễ vật đến. Khi tiếng kẻng triệu dân làng đến thì chiêng trống và các điệu múa cũng chuẩn bị hòa vang. Người Pa cô quan niệm, tiếng khèn hòa cùng tiếng chiêng và các điệu múa truyền thống sẽ tăng không khí lễ hội Tết cơm mới, không gian văn hóa trở nên náo nhiệt vô cùng.

Kết thúc các nghi lễ trong phần Tết cơm mới thì các thành viên trong làng sẽ cầm thanh tre tâng họt trên tay cùng nhau ném lên ngôi nhà chung của bản làng để cầu nguyện. Sau đó lễ hội rộn rã sẽ diễn ra. Âm thanh múa hát, tiếng cười nói, vũ điệu bản làng sẽ đón du khách tham quan vào không gian lễ hội Huế - Tết cơm mới vô cùng đặc sắc. Thật thú vị và vui tươi phải không bạn. Nếu bạn dự định chuẩn bị cho một chuyến du lịch đến Huế vào khoảng thời gian cuối năm, đúng dịp Tết cơm mới của người Pacô ở Huế, thì đừng bỏ lỡ dịp tìm hiểu nhé.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook