Đặt Tour: 0902 107 107

2 Cách Gói Bánh Chưng Tết 2023: Vừa Xanh, Vừa Nhanh Lại Vừa Đẹp

Bánh chưng từ lâu đã là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Cứ mỗi độ xuân về, người ta lại háo hức gói bánh chưng, bánh tét để kịp đón Tết. Cách làm bánh đòi hỏi những kinh nghiệm cũng như bí quyết nhất định mà người gói phải có. Vì thế không phải ai cũng gói bánh đẹp mắt, vuông vắn nhất. Dưới đây là 2 cách gói bánh chưng vuông bạn có thể tham khảo để trổ tài với gia đình, người thân.

Bánh chưng Tết

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt


1. Nguyên liệu gói bánh chưng

Là một trong những món ngon ngày tết quan trọng nên làm bánh chưng cũng rất cầu kì. Để có những chiếc bánh chưng vuông vắn thì trước tiên bạn cần chuẩn bị nguyên liệu thật kỹ lưỡng. Nhiều người thường không chọn lọc kỹ lưỡng nguyên liệu trong khâu chuẩn bị do đó, thành phẩm sẽ không được hoàn hảo cho lắm. Vì thế bạn cần chăm chút từng nguyên liệu từ bên ngoài cho tới bên trong thật ưng ý nhất có thể.

1.1 Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng

  • Gạo nếp cái hoa vàng
  • Đậu xanh
  • Thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn
  • Lá dong hoặc lá chuối
  • 1 bó lạt buộc: lạt được chẻ từ lạt giang hoặc lạt tre mềm
  • Gia vị: muối, đường, hạt nêm, tiêu, dầu ăn,...
  • Nồi luộc bánh chưng
  • Khuôn làm bánh (nếu gói bánh bằng khuôn)
nguyen-lieu-lam-banh-chung

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng


1.2 Sơ chế nguyên liệu 

Sau khi đã chuẩn bị xong phần nguyên liệu thì bạn bắt đầu sơ chế nguyên liệu làm bánh. Bước này rất quan trọng vì quyết định chất lượng của bánh chưng thành phẩm.

1.2.1 Chọn lá dong

  • Trước tiên cần chọn những lá dong có màu xanh đậm, lá bóng, cuống nhỏ. Lá dong không to quá cũng không nên quá nhỏ, lá vừa chứ không già hay non. Nếu không có lá dong bạn có thể dùng lá chuối để gói bánh.
  • Sau khi chọn lá dong ưng ý, bạn đem rửa sạch cả 2 mặt của từng lá. Lau thật khô sau đó phơi chỗ thoáng gió cho khô hơn chút. Không nên phơi quá khô mà chỉ cần phơi cho ráo nước là được. Lá dong càng sạch thì bánh chưng sẽ đỡ bị mốc khi để lâu. 
  • Dùng dao rọc bớt phần sống lưng của lá dong để lá bớt cứng. Một mẹo nhỏ là bạn cắt từ giữa lá trở về cuống, không cắt quá sâu để tránh làm rách lá. 


Nguyên liệu làm bánh chưng

Lá dong rửa sạch, lau thật khô


1.2.2 Lạt tre (hoặc lạt giang)

  • Lạt tre (hoặc lạt giang) để làm bánh chưng bạn ngâm cho mềm ra để lúc gói không bị gãy. Thường dây lạt sẽ được ngâm từ 10 - 20 phút trước khi gói để lạt không bị quá cứng. Lạt tre thì được làm từ cây tre, còn lạt giang được làm từ ống cây giang. Dù sử dụng lạt của loại cây nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải ngâm trước để lạt mềm hơn. 


lat-dem-ngam-nuoc-cho-mem

Lạt đem ngâm nước 10 - 20 phút cho mềm


1.2.3 Ngâm gạo nếp 

  • Gạo nếp để gói bánh chưng thường là loại nếp mùa hoặc nếp cái hoa vàng, hạt gạo phải bóng và đều nhau. Nhặt bỏ những hạt hư, hạt gạo khác, sạn bị lẫn và vo sạch.
  • Ngâm gạo với nước lạnh qua đêm, khoảng 6 đến 8 tiếng. Sau khi đã ngâm xong, vớt ra rổ để ráo bớt nước. Xóc gạo nếp với chút muối trắng, trộn đều tay tuy nhiên chú ý đến lượng muối để không bị mặn. 
  • Bí quyết để gạo nếp được thơm ngon hơn là xay lá dứa lấy nước, ngâm chung với gạo nếp để gạo có màu xanh tự nhiên lại thơm hơn.


ngam-gao-nep

Ngâm gạo nếp từ 6 - 8 tiếng


1.2.4 Đậu xanh

  • Cách gói bánh chưng ngoài màu xanh của nếp thì còn có màu vàng đặc trưng của phần nhân làm từ đậu xanh. Màu vàng tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy trong năm mới. 
  • Bạn có thể chọn đậu xanh có vỏ hoặc không vỏ. Nếu mua đậu xanh không vỏ thì chỉ cần vo, nhặt bỏ hạt xấu và ngâm trong nước khoảng 2 - 4 tiếng cho nở. Nếu mua đậu xanh còn nguyên vỏ thì bạn cần phải ngâm để đậu tróc vỏ, sau đó đãi cho sạch. Tuy mất nhiều thời gian hơn, nhưng đỗ xanh chưa tách vỏ lại có độ thơm, ngon và sạch sẽ hơn. 


hap-dau-xanh-chin

Hấp đậu xanh chín


  • Sau khi ngâm xong bạn vớt gạo để cho ráo và trộn đều với chút muối, tiêu. Có 2 cách để làm nhân bánh chưng, tùy vào sở thích mà bạn làm theo cách đó.
  • Cách thứ nhất: hấp chín đậu xanh, lúc đậu còn nóng dùng muỗng đánh tơi nhuyễn. Sau đó nắm thành từng nằm có kích thước vừa phải. Cách thứ 2 là bạn để nguyên đậu xanh đã nở, trộn với chút muối, tiêu và gói bình thường.


dau-xanh-danh-toi

Đậu xanh còn nóng, đánh tơi nhuyễn


1.2.5 Thịt ba chỉ

  • Cách gói bánh chưng ngon không thể thiếu thịt ba chỉ và hành khô. Bởi 2 nguyên liệu này rất quan trọng để làm nên những chiếc bánh thơm ngon, chút béo của thịt. Nhân bánh làm từ thịt lợn ba chỉ (thường là loại thịt nửa nạc, nửa mỡ). Thịt nạc đỏ hồng mang đến cho gia chủ những may mắn, mỡ thịt tượng trưng cho sự sung túc, dư dả.


lam-sach-thit-cat-mieng-to

Làm sạch thịt ba chỉ


  • Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo. Cắt thành miếng to bản tầm 4 - 5cm, dày khoảng 2cm. Sau đó ướp chung với các gia vị vừa phải như hạt nêm, muối, tiêu (phải có để khi bánh chín sẽ thơm, cay cay). 


thai-mieng-to

Cắt miếng to 4 - 5cm, dày 2cm


1.2.6 Hành khô 

  • Hành khô giúp bánh chưng của bạn sau khi chín sẽ thơm hơn, tăng gia vị món ăn. Hành khô đem bóc sạch vỏ, thái nhỏ. Hạt tiêu thì có thể mua sẵn ở chợ hoặc tự xay tại nhà.
banh-chung-xanh

Nếu muốn bánh thơm hơn, bạn có thể thêm hành khô 


Vậy là khẩu chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế nguyên liệu đã xong. Chỉ mới gia đoạn đầu thôi ta đã thấy bánh chưng được gói rất kì công và mất nhiều thời gian để hoàn thành.Có lẽ vì thế mà món ngon ngày Tết này trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. 

2. Cách gói bánh chưng vuông Tết 2023

Theo truyền thống, ông bà hay cha mẹ chúng ta thường chỉ gói bánh chưng bằng tay. Nhưng ngày nay ngoài cách gói truyền thống thì người ta còn gói bánh theo khuôn dễ dàng và đẹp hơn. Dù gói bánh bằng cách nào đi chăng nữa thì người gói bánh cũng phải thật khéo léo, tỉ mỉ rất nhiều. Đặc biệt, những người gói bánh bằng tay mà bánh vẫn vuông vức, đẹp mắt thì quả thật là cả một nghê thuật và nhiều kinh nghiệm.


cong-doan-goi-banh-chung

Gói bánh đẹp là cả một nghệ thuật


2.1 Gói bánh chưng bằng tay truyền thống

Bước 1: Xếp lá dong (hoặc lá chuối)

  • Bước đầu tiên quan trọng trong cách gói bánh chưng là cách xếp lá dong (hoặc lá chuối). Bạn dùng 4 lá dong xếp vuông góc với nhau. Sao cho 2 lá dưới thì úp mặt phải xuống dưới, 2 lá trên thì ngửa mặt phải lên. Vì làm như vậy khi bóc bánh thì bánh mới không bị dính.


Hướng dẫn xếp lá dong

Xếp 4 lá dong vuông góc với nhau


Bước 2: Cho gạo nếp

  • Tiếp đến cho một chén gạo nếp vào giữa lá dong đã xếp. 


cho-gao-nep-len-giua-la-dong

Cho một chén gạo nếp vào giữa lá dong


Bước 3: Thêm nhân bánh

Nếu đậu xanh đã hấp:

  • Lấy nửa phần nắm đậu xanh rồi ấn nhẹ xuống, đặt miếng thịt vào giữa phần đậu xanh. Úp nửa phần nắm đậu xanh còn lại lên trên miếng thịt. Nắn khéo léo để phần đậu xanh bên ngoài bọc lấy hết phần thịt bên trong. Đặt phần nhân đã nắn lên trên lớp gạo.


lam-nhan-banh-chung

Đặt miếng thịt vào giữa đậu xanh


vo-nhan-dau-xanh-cho-tron

Nắn đậu xanh cho tròn, bọc lấy hết thịt bên trong



Nếu đậu xanh còn sống:

  • Sau khi cho chén gạo lên lá dong, lấy 1 lớp đậu xanh dàn mỏng lên trên gạo, xếp vào giữa 2 miếng thịt. Tiếp tục là lớp đậu xanh thứ 2, phủ lớp gạo lên cùng. Xếp nhân bánh chưng tuân theo nguyên tắc: phải đủ 2 lớp gạo, 2 lớp đậu xanh và 2 miếng thịt xen lẫn.


xep-nhan-banh-chung

Xếp nhân bánh lên trên lớp gạo


Bước 4: Phủ lớp gạo trên cùng

  • Đổ thêm một chén gạo lên trên cùng để phủ kín nhân bên trong. 


cach-lam-banh-chung-ngon

Cách gói bánh chưng - Phủ một lớp gạo lên trên cùng


Bước 5: Gấp lá

  • Dùng tay gấp các lá dong cho thật chắc, gấp lá bên phải và bên trái vào sao cho vuông vắn. Phần lá thừa thì lận vào bên trong để bánh đẹp hơn.


gap-hai-mep-la-cua-banh-chung

Gấp 2 phần lá lại với nhau, phần lá dư gấp vào trong


  • Gấp tiếp 2 phần đầu lá, tương tự các phần lá thừa đều gấp vào bên trong. Nếu thừa nhiều quá thì có thể dùng kéo để cắt bớt. 


gap-hai-phan-tren-xuong

Gấp tiếp 2 phần đầu lá


Bước 6: Buộc dây lạt

Mỗi chiếc bánh chưng cần đến 4 chiếc lạt, 2 chiếc lạt trước buộc song song với nhau để cố định bánh. 2 chiếc lạt sau buộc vuông góc với 2 chiếc lạt trước. Trong lúc buộc lạt cần phải chặt tay để bánh ra hình vuông và phẳng phiu. Bạn cũng có thể để sẵn 4 chiếc lạt dưới lá dong ngay từ đầu để bánh tránh bị xô lệch trong lúc buộc. 


cach-goi-banh-chung-5

Buộc 2 dây trước song song, 2 dây sau vuông góc


banh-chung-da-gap-xong

Và đây là bánh sau khi gấp thành công


Bước 7: Luộc bánh chưng

  • Luộc bánh là công đoạn quan trọng và mất nhiều công sức nhất trong cách gói bánh chưng. Trước khi cho bánh vào luộc, xếp dưới nồi một lớp lá vụn để giữ nhiệt. Xếp bánh ngay ngắn lên trên, phải chèn sao cho thật chặt để lúc luộc bánh không bị bung, vỡ.


luoc-banh-chung

Luộc bánh chưng là công đoạn mất nhiều thời gian nhất


  • Cho nước ngập bánh và luộc trong vòng 10 - 12 tiếng. Thỉnh thoảng kiểm tra nồi bánh, nước cạn bớt thì đổ thêm nước. Nên để thùng nước bên cạnh để thêm bất cứ khi nào. Bánh chưng luộc bằng bếp củi là ngon nhất, phải thăm bếp thường xuyên hết lửa thì nhớ thêm củi vào. 
  • Bánh chín thì vớt bánh ra, ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút. Để bánh ráo nước, dùng vật nặng như mâm hoặc thớt gỗ đè lên để ép bớt nước và bánh được phẳng, đẹp hơn.


luoc-banh-chung-rat-vui

Được ngồi canh nồi bánh là vui nhất Tết


2.2 Cách gói bánh chưng bằng khuôn

Để bánh được vuông vắn, đều hơn thì người ta thường dùng đến khuôn. Với cách bánh chưng bằng khuôn thì bạn chuẩn bị một khung hình vuông bằng gỗ. Khuôn gói bánh gồm có khuôn ngoài và khuôn trong.


Gói bánh chưng dễ dàng

Cách gói bánh chưng bằng khuôn cực dễ dàng


Bước 1: Đặt lá dong và tạo hình vuông

  • Tương tự như gói bánh chưng bằng tay, xếp 4 lá dong vuông góc với nhau. Sao cho 2 lá dưới thì úp mặt phải xuống dưới, 2 lá trên thì ngửa mặt phải lên. Úp khuôn trong lên chính giữa lá. 


lam-banh-chung-bang-khuon

Úp khuôn trong vào giữa lá dong


  • Dùng lá dong gói chiếc khuôn lại như gói bánh chưng bằng tay ở trên. Dùng khuôn ngoài đặt bao quanh khuôn trong, rồi mở lá và lấy khuôn trong ra. 


cac-buoc-goi-banh-chung-bang-khuon

Gói khuôn như gói bánh. Úp khuôn ngoài vào, mở lá và lấy khuôn trong ra


Bước 2: Cho các nguyên liệu vào bánh

  • Sau khi đã tạo hình cho chiếc bánh chưng, cho nguyên liệu vào theo nguyên tắc 1 lớp gạo, 1 lớp đậu xanh, 2 miếng thịt, 1 lớp đậu xanh và 1 lớp gạo. Tiến hành gói lại lá theo các nếp gấp đã có sẵn cho thật đều, thật kín chiếc bánh. 


goi-banh-bang-khuon

Sau khi đã có nếp gấp nhờ vào khuôn


cach-lam-banh-chung-cho-ngay-tet

Cho nguyên liệu vào để làm bánh


buoc-day-lat-that-chac

Gói bánh và dùng dây lạt buộc vừa phải, không nên quá chặt


Bước 3: Luộc bánh chưng

  • Ở bước này bạn luộc bánh giống với cách gói bánh bằng tay. Trước khi cho bánh vào luộc, xếp dưới nồi một lớp lá vụn để giữ nhiệt. Xếp bánh ngay ngắn lên trên, chèn sao cho thật chặt để lúc luộc bánh không bị bung, vỡ.
  • Cho nước ngập bánh và luộc trong vòng 10 - 12 tiếng. Thỉnh thoảng kiểm tra nồi bánh, nước cạn bớt thì đổ thêm nước. Nên để thùng nước bên cạnh để thêm bất cứ khi nào. Bánh chưng luộc bằng bếp củi là ngon nhất, phải thăm bếp thường xuyên hết lửa thì nhớ thêm củi vào. 
  • Bánh chín thì vớt bánh ra, ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút. Để bánh ráo nước, dùng vật nặng như mâm hoặc thớt gỗ đè lên để ép bớt nước và bánh được phẳng và đẹp.


luoc-banh-trong-vong-12-tieng

Luộc bánh từ 10 - 12 tiếng


banh-chung-thanh-pham

Cách gói bánh chưng phải vuông vắn, đều đẹp


mon-ngon-truyen-thong

Từ lâu món ngon ngày Tết này đã quen thuộc trong gia đình Việt


3. Cách biến tấu bánh chưng cho bớt ngán

3.1 Ăn kèm với dưa hành, củ kiệu

Người ta thường ăn kèm món ngon ngày Tết này với dưa hành hay củ kiệu trong các bữa ăn ngày Tết. Dưa hành, củ kiệu là những món ăn làm giảm bớt độ ngán của bánh chưng. Sự kết hợp hoàn hảo này đã làm bao người con xa xứ phải nhớ, phải ngóng trông mỗi độ Xuân về.


banh-chung-an-voi-dua-hanh

Ăn chung với dưa hành, củ kiệu là ngon nhất


3.2 Bánh chưng rán giòn

Ngoài thưởng thức bánh chưng theo kiểu truyền thống thì người ta còn biến tấu theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách chế biến được ưa chuộng nhất là rán giòn có màu vàng ươm. Cách làm bánh chưng rán giòn khá dễ. Những miếng bánh sẽ được tước bằng dây lạt vừa ăn, thường chia thành 4 - 5 miếng nhỏ. Sau khi rán có mùi thơm của đậu xanh, của thịt và beo béo của dầu, mỡ thịt ba chỉ. Chấm với chút xì dầu hay dưa kiệu ngon hết ý.


banh-chung-ran

Rán làm cho vỏ bánh thêm giòn, thơm hơn


4. Các loại bánh chưng khác

Không chỉ có bánh chưng xanh truyền thống, 3 miền Bắc - Trung - Nam có rất nhiều loại bánh chưng độc, lạ mà bạn có thể chưa biết.

4.1 Bánh chưng nếp cẩm

Mang phong vị của núi rừng Tây Bắc, bánh chưng nếp cẩm có màu tím đen nổi bật của gạo nếp cẩm. Nhân bánh cũng mới lạ với hành được trộn thêm vào phần nhân thịt mỡ, hạt tiêu vỡ còn đậu xanh thì được bọc bên ngoài. Lá dong gói bánh phải là lá dong rừng, khổ nhỏ và có màu xanh đậm. 


banh-chung-nep-cam-tim

Bánh chưng nếp cẩm


Bánh chưng nếp cẩm của người vùng cao ngon nhất là khi đem đi nướng. Người ta để cả bánh lẫn vỏ nướng trên bếp than hồng. Phủ thêm lớp than nóng lên trên, đến khi lớp lá bên ngoài đã cháy và tỏa hương thơm ngào ngạt thì có thể thưởng thức được món ngon ngày Tết ngon tuyệt.


cach-lam-banh-chung-nep-cam

Cách gói bánh chưng nếp cẩm


4.2 Bánh chưng ngũ sắc

Món bánh chưng ngũ sắc này đã làm nhiều người điêu đứng bởi sự bắt mắt và mới lạ. Bánh có 5 màu khác biệt xanh, trắng, vàng, đỏ và tím. 5 màu tượng trưng cho Ngũ hành "Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ" mang đến nhiều điều may mắn trong năm mới. 


banh-chung-ngu-sac

Bánh chưng ngũ sắc


Để làm nên bánh ngũ sắc, người ta phải thật kì công và tỉ mỉ. Bởi mỗi màu sẽ phải pha riêng biệt và lúc gói cũng phải thật cẩn thận. Màu xanh được làm từ lá dứa thơm hay lá riềng, màu đỏ từ gấc, màu vàng từ nghệ, màu tím từ lá cẩm. 


5-mau-tuong-trung-ngu-hanh

5 màu tượng trưng cho Ngũ Hành


4.3 Bánh chưng gấc đỏ

Ngoài màu xanh đã quá quen thuộc thì bánh chưng còn có màu đỏ đặc trưng nếu được làm từ gấc, tuy nhiên món bánh này lại ít nơi làm. Cách gói bánh chưng gấc đỏ giống với loại bánh bình thường, chỉ thêm gấc đỏ trộn với gạo nếp để tạo màu cho bánh mà thôi.


banh-chung-gac

Bánh chưng gấc đỏ


banh-chung-gac-la

Cách làm giống với bánh truyền thống, chỉ thêm gấc tạo màu


4.4 Bánh chưng chay

Với những người ăn chay hay ăn kiêng thì bánh chưng chay là món ăn khá phổ biến ngày Tết. Phần vỏ bánh tương tự như bánh theo kiểu truyền thống, chỉ khác nhân bánh được làm chay. Nhân được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như đậu xanh, vừng, dừa, nấm,... tuy đơn giản những vẫn rất hấp dẫn.


Bánh chưng chay

Bánh chưng chay cho người ăn kiêng, ăn chay


goi-banh-chung-ngay-tet

Ngày nay người ta thường vây quần bên nhau để gói bánh đón Tết

"Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ

Cây nếu tràng pháo, bánh chưng xanh"

Mỗi độ Tết đến Xuân về, dù có đi đâu hay đang ở đâu chăng nữa thì người Việt vẫn không quên bánh chưng, bánh tét trong mâm cỗ Tết cổ truyền. Nếu đang muốn tìm công thức làm bánh ngon để dâng lên ông bà, tổ tiên thì hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho ai đó. Mừng Xuân sắp đến chúc bạn và gia đình: "Tấn tài tấn lộc, An khang thịnh vượng".

Trúc Phương.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook