Đặt Tour: 0902 107 107

Hội An cổ kính với những điểm tham quan nổi tiếng

chua-cau-nhat-ban-hoi-anPhố cổ Hội An được biết đến với những con đường nhỏ nhắn, cùng những dãy phố cổ kính; những điểm tham du lịch Hội An phảng phát nét trầm mặc, rêu phong. Thành phố này luôn là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ hoài cổ. Mang nét đẹp thanh bình, yên ả của một khu phố cũ xưa, ấy vậy Hội An luôn thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước mỗi năm bởi nét xưa độc đáo đặc biệt của mình.

Trong các lịch trình du lịch Hội An, thường xuyên có mặt một số các điểm tham quan sau, mà du khách không nên bỏ lỡ khi dịp đặt chân đến đây:

Chùa Cầu

chua-cau-ve-dem-hoi-an

Chùa Cầu Hôi An về đêm

Trong những điểm tham quan Hội An nổi tiếng, hâu như không thể thiếu được hình dáng của Chùa Cầu. Chiếc cầu lâu đời bắt ngang qua con lạch chảy ra sông Thu Bồn, nằm lọt thỏm giữa lòng phố cổ. Cầu khánh thành từ thế kỷ 16, còn có tên gọi là cầu Nhật Bản, giữa cầu có ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế nên được gọi là Chùa Cầu. Điểm đặc sắc của di tích này là phần mái vòm mang kết cấu độc đáo, kết hợp hài hoà phong cách kiến trúc cả Việt, Hoa, Nhất và Phương Tây. Khiến du khách háo hức chiêm ngưỡng và chụp hình lưu niệm.

Hội quán Phúc Kiến

mot-goc-hoi-quan-phuc-kien-hoi-an

Chính điện của Hội Quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu

Được xem là một trong những đại diện tiêu biểu của các điểm tham quan Hội An về kiến trúc hội quán, Hội quán Phúc Kiến là điểm đến du khách không nên bỏ qua một lần ghé thăm. Toạ lạc nổi bật trên con đường Trần Phú, Hội quán Phúc Kiến cũng là một trong những công trình kiến trúc lâu đời và thân thuộc của người dân Hội An. Tiền thân của Hội quán là một gian miếu thờ nhỏ, thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, qua nhiều lần trùng tu đã trở nên khang trang, rực rỡ như ngày nay.

Nhà cổ Tấn Ký

nha-co-tan-ky-o-hoi-an

Nhà cổ Tân Ký ở Hội An

Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, nhà cổ Tấn Ký có tuổi đời hơn 200 năm, là một trong những ngôi nhà cổ hiếm hoi còn lưu giữ lại sự nguyên vẹn của kiến trúc đặc trưng Hội An. Nội thất tại đây cũng vô cùng quý giá, thể hiện được nét tinh xảo, uyển chuyển của các nghệ nhân xưa.

Làng mộc Kim Bồng

nghe-nhan-lang-moc-kim-bong-hoi-an

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng Hội An

Hình thành từ thế kỷ 15, làng mộc Kim Bồng, sau nhiều thăng trầm của lịch sử, các nghệ nhân trong làng vẫn nỗ lực duy trì hoạt động cho đến ngày này với niềm tự hào. Từ trung tâm phố cổ du khách phải thuê đò qua sông để sang làng mộc Kim Bồng.

Làng rau Trà Quế

lang-rau-tra-que-hoi-an

Làng rau Trà Quế Hội An

Thuộc xã Cẩm Hà, Hội An, nơi đây nổi tiếng là nguồn cung cấp hơn 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị tươi ngon, mang hương vị đặc trưng. Dần dần làng rau Trà Quế cũng được khai thác cho du lịch, cho phép du khách đến tham quan và tìm hiểu các công đoạn nuôi trồng rau gia truyền của nông dân tại đây. Trong các điểm đến nổi tiếng của Hội An, Làng rau Tra Quế là một trong những điểm đến chiếm rất nhiều cảm tình của du khách về đời sống nông thôn bình yên mát lành ở Hội An.

Cù Lao Chàm

bien-cu-lao-cham-hoi-an

Biển Cù Lao Chàm Hội An

Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Hội An, Cù Lao Chàm mang một màu sắc tươi sáng, thiên nhiên trong lành giúp du khách ‘đổi gió’ trong chuyến đi du lịch ở Hội An đậm nét hoài cổ này. Chỉ mất khoảng 20 phút đi ca-nô từ bến Cửa Đại, bạn sẽ choáng ngợp với bãi biển trong xanh, bờ cát trắng hấp dẫn vẫy gọi của Cù Lao Chàm. Đặc biệt các dịch vụ tại đây rất hợp lý, là nơi nghỉ dưỡng, khám phá và cắm trại vô cùng lý tưởng.

Đình Cẩm Phô

dinh-cam-pho-dinh-lang-co-giua-long-do-thi-hoi-anLà đình làng cổ xưa nhất hiện nay tại Hội An, đình Cẩm Phô trên đường Nguyễn Thị Minh Khai góp phần biểu trưng cho một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người dân địa phương, cũng là một niềm tự hào suốt bao đòi nay của họ. Đây chắc chắn sẽ là điểm tham quan bạn không thể bỏ qua khi ghé Hội An.

Giếng Bá Lễ

gieng-ba-le-gieng-co-gan-lien-voi-van-hoa-am-thuc-hoi-anThuộc phường Minh An, Hội An, giếng cổ Bá Lễ vô cùng lâu đời toạ lạc trên con đường nhỏ hữu tình Trần Hưng Đạo. Giếng được lớp rêu phong phủ xanh rì mát mắt, là minh chứng cho nền văn hoá người Chăm từ thế kỷ 13. Đặc biệt nước giếng rất trong, không bị nhiễm mặn và nhiễm phèn, được người dân Hội An dùng để chế biến những món đặc sản như cao lầu, bánh bao, bánh vạc...

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook