Đặt Tour: 0902 107 107

Nét đẹp chùa Thiên Mụ Huế

Tour du lịch Huế gần như không một tour nào thiếu điểm đến Chùa Thiên Mụ. Ngôi chùa có tên đặc biệt, gắn với nhiều câu chuyện của đất Cô đô, có nhắc đi nhắc lại nhiều lần, vẫn mang lại cho du khách cảm nhận mỗi lần đều mới.

Điểm tham quan ở Huế nếu nói đến chùa chiền thì nhiều vô số. Với người Huế, chùa chiền không chỉ đơn thuần là những công trình phục vụ tín ngưỡng. Ở mỗi điểm đến đền chùa, còn thể hiện cả nét đẹp kiến trúc đặc thù, lẫn ẩn chứa không ít kí ức lịch sử huy hoàng. Từ thuở mở cõi Đàng Trong, hầu như trải qua thời đại nào, mảnh đất cố đô cũng có cho mình những “dấu ấn” điện, miếu hay chùa chiền đại diện cho kỉ nguyên đó. Thế nhưng, dẫu có trên 300 công trình đền chùa lớn nhỏ, phong cách chùa Huế vẫn gợi nên một cảm nhận cuốn hút chung thú vị, khó lẫn lộn được với vùng miền nào khác. “Biểu tượng” chùa đẹp, cổ kính và cho thấy rõ nét nhất thứ sức hút riêng này, hẳn nhiên, phải là chùa Thiên Mụ.

Ngôi cổ tự còn được nhiều người dân bản địa gọi với cái tên gần gũi khác là Linh Mụ, tọa lạc vững chãi hơn 400 năm trên ngọn đồi đẹp Hà Khê, chỉ cách trung tâm thành phố 5km, xuôi về tả ngạn sông Hương. Truyền thuyết kể lại, chùa có tên Thiên Mụ, như sự tưởng nhớ đến nhân vật một bà cụ bí ẩn, người để lại lời truyền rằng, khi xây chùa ngay đúng địa điểm, sẽ giúp “tụ linh khí, bền long mạch, làm nước Nam hùng mạnh.” Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng, khi này chỉ vừa nhậm chức Trấn thủ Thuận Hóa, tin theo câu nói truyền lại, quyết định cho dựng chùa bề thế đúng tại đồi. Vì vậy, nói chùa Thiên Mụ hiện hữu như một “mốc son” mở đầu cho thời đại hoàng kim sau đấy của vương triều Nguyễn, cũng hoàn toàn có cơ sở. Có thể chính yếu tố trên đã giúp công trình chùa nhận được không ít quan tâm đầu tư, tu bổ rồi sửa chữa, trong suốt nhiều đời vua họ Nguyễn. Xét đến thời kì ‘đỉnh cao’ quy mô, Thiên Mụ thậm chí được dựng cả tàng kinh và nhà thiền, nhà thuyết pháp, tăng phòng,.. rộng rãi. Ngày nay, đáng tiếc là vẻ huy hoàng kiến trúc nơi đây chỉ còn tìm thấy ở khu chính điện Đại Hùng, 2 điện thờ phụ xung quanh, cùng ngọn tháp cao Phước Duyên - cũng là hình tượng tiêu biểu, giúp du khách gợi nhớ ngay đến ngôi cổ tự Thiên Mụ.

net-dep-chua-thien-mu-hue

chùa Thiên Mụ, Huế

Từ bến thuyền, đến thăm điểm tham quan Huế này, bước qua cổng tam quan tiến vào nội điện, cảm nhận trước tiên của nhiều người, chính là vẻ đẹp an nhiên - uy nghiêm mà không lạc lõng, thậm chí truyền đạt ngay sự thanh tịnh đến tận cõi lòng. Dù chỉ tới đơn thuần để ngoạn cảnh, hay mong muốn vào chiêm bái - thắp nhang cầu phúc, bạn cũng đừng nên để lỡ dịp dạo một vòng quanh chùa. Thiên Mụ, nhìn bằng mắt trần, có khi còn đẹp hơn vô vàn mô tả tìm thấy trong thơ, văn, nhạc, họa. Nhiều công trình kiến trúc đã “khoác áo” thời gian, vươn mình vững chắc giữa không gian thiên nhiên trong lành - tĩnh lặng nhưng vẫn tươi sắc, đầy sinh khí. Ngoài tượng Phật, thần, văn bia, văn vật triển lãm thu hút nhiều khách thăm quan; chùa cổ Thiên Mụ còn nỗ lực gìn giữ cảnh sắc vườn tược, cây hoa quanh năm xanh tốt, nhất là khu vườn thông ở hậu viên. Cái đẹp dễ thấy của ngôi tự, có lẽ nằm chính tại đây; giữa sự hòa quyện nhẹ nhàng, đồng thời vẫn tròn vẹn bất ngờ - của đất và trời, núi và sông, công trình nhân tạo và thắng cảnh tự nhiên.

Theo kinh nghiệm các phượt thủ cùng không ít du khách thường lui tới Huế, đến vãn cảnh chùa Thiên Mụ, lý tưởng nhất thường ở thời điểm trước và trong mùa Tết; tức tầm tháng 1 đến tháng 2. Khi này, khí trời xứ Huế đặc biệt trong lành, ‘giao hòa’ hoàn hảo, góp phần giúp nâng cao trãi nghiệm thăm quan - khám phá của riêng bạn. Thế nhưng, điều này không nghĩa là, điểm tham quan ở Huế như ngôi cổ tự bớt đi vẻ cuốn hút vào những mùa còn lại trong năm. Giữa cái nắng hanh ‘rực trời’ đầu hè, hay vào ngày cuối đông se lạnh, chùa vẫn thể hiện những “sắc diện” xinh đẹp riêng; dễ dàng làm ‘say lòng’ bao du khách thập phương.

Thi sĩ Quách Tấn từng có đôi dòng thơ tinh tế, mô tả về Thiên Mụ - ‘Những người phiền não trường danh lợi. Đến đó thời lòng cũng phải khuây..’ Quả vậy, ngôi đại tự cổ kính bậc nhất xứ cố đô này là biểu trưng nổi bật của nền tảng kiến trúc tôn giáo Huế xưa giá trị. Công trình toát lên nét tĩnh tại, thanh tao nhưng không hề cô tịch, quạnh hiu. Mà ngược lại, khuất sau từng mảng tường, mái ngói, tháp chuông, là vô số câu chuyện lịch sử cùng tinh thần và nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn hiện kì diệu, bao phủ giữa không gian thiên nhiên nên thơ - yên bình. Một lần tới vãn cảnh chùa Thiên Mụ, ắt hẳn sẽ là trải nghiệm khó quên với nhiều người.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook