Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội Đền Ba Xã ở Hà Nội

Nếu quyết định chọn tour du lịch Hà Nội 3 ngày 2 đêm bạn sẽ làm gì? Thăm Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột hay Văn Miếu Quốc Tử Giám … đều là những địa điểm thật hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu may mắn, bạn còn có dịp tham gia vào lễ hội Đền Ba Xã của người dân 5 thôn huyện Ứng Hòa tổ chức hàng năm ghi ơn vị thành hoàng giúp dân làng no ấm.

Hà Nội vốn chất chứa trong lòng cả kho tàng lễ hội. Cũng giống như hầu hết các lễ hội Võng La, lễ Hội Đền Hùng, lễ hội Phù Đổng, lễ hội Đống Đa,…là những lễ hội tỏ lòng nhớ ơn của người dân về những bậc vĩ nhân hiền tài, đã mang lại cho con dân đời sống ấm no hạnh phúc, thì lễ hội làng Ba Xã cũng không ngoại lệ. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều thông tin về lễ hội Đền Ba Xã trên các website lữ hành. Đây cũng là một trong những lễ hội truyền thống của người dân huyện Ứng Hòa Hà Nội.


le-hoi-den-ba-xa

Lễ hội Đền Ba Xã


Theo lời kể của các bậc cao niên thì vùng đất này xưa kia vốn là đồng chiêm trũng. Dân làng quần quật quanh năm chỉ được mỗi mùa lúa mà lại thất bát, đói kém triền miên. Chỉ đến lúc có một người họ Mạc tên gọi Trâu Trắng dạy dân cách ngăn nước, trồng các giống lúa phù hợp theo từng mùa thì dân mới được no ấm đầy đủ hơn và đời sống dần sung túc hơn. Ghi nhớ công ơn đó, người dân huyện Ứng Hòa lập đền thờ tôn vinh người họ Mạc đó làm thành hoàng.

Từ đó đến nay, cứ mỗi năm một lần vào ngày 12 tháng 6 âm lịch là người dân 5 thôn của huyện Ứng Hòa làm lễ tri ân, tưởng nhớ vị thành hoàng họ Mạc. Ngôi đền đó được người dân trang trọng đặt tại vị trí trung tâm của 5 thôn. Mặt đền quay về hướng đông. Phía trước đền là một hồ sen rộng. Hai bên tả hữu là chi lưu của dòng sông Nhuệ và con đường cái quan uốn lượn. Bước vào tam quan là con đường via gạch đưa bạn đến sân chầu. Hai bên đường, bên dưới những tàn cây cổ thụ là những đàn trâu đá, ngựa đá, chó đá làm cho cảnh vật thêm phần trang nghiêm mà bình dị.

Chính điện ngôi đền được chia làm 3 lớp còn được gọi là tam cung. Trên các cột, kè, chắn gió, cửa võng được chạm trỗ nhiều họa tiết: tứ linh, hoa lá, cá vượt vũ môn… với đường nét tinh xảo của các nhà điêu khắc bậc thầy. Trong nội cung bày bài vị của đức thành hoàng với 5 bát nhang tượng trưng cho 5 làng cùng với đồ tế khí: tàn lọng, bát bửu, xà mâu, kiệu rước,…Hai bên chính điện là 2 dãy nhà 5 gian cũng ứng với 5 thôn. Nơi đây dùng làm nơi tiếp khách và nhận lễ trong mỗi kỳ lễ hội.

Ngày nay, nếu có dịp ghé thăm đền Ba Xã, du khách sẽ được thấy ngôi đền được quanh năm khói nhang nghi ngút. Tưng bừng nhất là kỳ lễ hội thường niên ngày 12 tháng 6 âm lịch. Theo lệ của dân làng, cứ 5 năm là người dân 5 thôn lại tổ chức một kỳ lễ hội to. Trong kỳ lễ hội đó, dân làng chuẩn bị 5 con nghé to khỏe, béo tốt để đi thi. Con nghé thắng giải kỳ thi nghé sẽ được người dân giết thịt làm lễ tế thần và chia đều cho 5 thôn cùng thụ lễ. Truyền thống đó được người dân huyện Ứng Hòa gìn giữ qua bao nhiêu thế hệ như một nét văn hóa đặc trưng của làng mình. Nét văn hóa đó không chỉ đơn thuần là một nét văn hóa đặc trưng mà còn là lòng trọng ân, trọng nghĩa của người dân 5 thôn huyện Ứng Hòa.

Vẫn biết là Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, văn miếu Quôc Tử Giám… là những điểm tham quan mà nhất định bạn phải ghé thăm khi đến Hà Nội. Nhưng nếu bạn hỏi đó đã đủ cho một người giàu kinh nghiệm du lịch Hà Nội hay chưa, thì có lẽ câu trả lời đó là chưa, bởi lẽ Hà Nội còn nhiều hơn thế nữa, vì hãy còn rất nhiều điều đặc trưng trong văn hóa lễ hội gắn với những lễ hội giản dị nhưng rất ý nghĩa như Lễ hội Đền Ba Xã ở Ứng Hòa. Với bề dày lịch sử hơn 4000 ngàn năm văn hiến của đất thành đô thì với những gì bạn biết, những gì bạn từng khám phá có thể chỉ là một phần trong kho tàng văn vật ấy. Hãy cùng đào sâu hơn nữa về thế giới lễ hội của chốn kinh thành nữa bạn nhé, chắc chắn bạn sẽ thấy được vùng đất ấy còn nhiều điều tuyệt vời để khám phá biết chừng nào!

[relatedbox title="Tham khảo thêm"]

Những món ăn ngon ở Hà Nội

[/relatedbox]

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook