Đặt Tour: 0902 107 107

Lăng vua Minh Mạng Huế - review chi tiết công trình đậm bản sắc Việt

Lăng Minh Mạng vừa là một di tích lịch sử lại vừa là một điểm thu hút khách khi đi du lịch Huế. Nơi đây mang nét đẹp, dấu ấn đặc sắc của triều đình thời nhà Nguyễn. Kinh nghiệm thăm quan lăng vua Minh Mạng dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về địa danh này. 

1. Lăng vua Minh Mạng ở đâu?

  • Địa chỉ: Lăng Minh Mạng nằm trên núi Cẩm Khê của xã Hương Thọ thị xã Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lăng Minh Mạng là một trong 7 lăng mộ của các vị vua triều đại nhà Nguyễn. Thực tế, nhà Nguyễn có tới 13 vị vua nhưng chỉ có 7 vị có lăng mộ. Những di tích này vẫn được bảo tồn, duy trì cho tới tận ngày nay. Lăng vua Minh Mạng nhanh chóng trở thành điểm thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng, khám phá công trình.


lang-minh-mang

Lăng Minh Mạng nằm tại núi Cẩm Khê ở Huế - Ảnh: jinnie.nguyen

Nơi đây được xây dựng cầu kỳ, chắc chắn với hàng loạt công trình lớn nhỏ khác nhau. Theo thống kê có đến 40 công trình nằm trên khắp khu đồi. Lăng Minh Mạng ở vị trí thuận lợi, có núi, có sông và cả một hồ nước vô cùng thoáng mát. Mặc dù đây là một công trình kiến trúc uy nghiêm nhưng lại là một địa điểm du lịch Huế vô cùng hút khách. 


lang-minh-mang

Một góc lăng Minh Mạng Huế. @milesofsmiles._

Lăng Minh Mạng Huế nằm cách Cố Đô khoảng 12km, ở ngã ba Bằng Lãng nơi mà hai con sông Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành để tạo nên dòng sông Hương trong thi ca.

2. Giá vé, thời gian mở cửa

Giá vé tham quan Lăng tẩm của vua Minh Mạng cụ thể như sau:

  •  Đối với người lớn: 100.000đ/1 lượt
  • Người cao tuổi: 50.000đ/1 lượt
  • Trẻ em: 20.000đ/1 lượt

Thông tin liên hệ số điện thoại: 0234 3523 237

Thời gian mở cửa: 7h - 17h30 từ thứ 2 đến chủ nhật.

Vì thế, du khách có thể tùy ý sắp xếp thời gian thuận tiện cho mình khi đến thăm Lăng tẩm của vị vua đáng kính này.


thoi-gian-mo-cua-lang-minh-mang

Hãy để ý giờ mở cửa để canh thời gian vui chơi trọn vẹn nhất.@travel_mate206

3. Lịch sử hình thành của lăng vua Minh Mạng Huế

3.1. Mục đích ban đầu xây dựng lăng Minh Mạng

Năm 1820, vua Gia Long băng hà, đây là lúc mà hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm được truyền ngôi và lấy hiệu là Minh Mạng. Trong suốt sự nghiệp, vua Minh Mạng có rất nhiều vai trò đóng góp, hỗ trợ cho công cuộc xây dựng, mở rộng lãnh thổ, đưa nước Đại Nam dần phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó mà đất nước  cũng có vị thế tiếng nói trong khu vực Đông Nam Á hơn.


lich-su-lang-minh-mang

Lăng vua Minh Mạng trải qua biết bao thăng trầm lịch sử.@missbhuang_410


lang-minh-mang-co-ve-dep-co-kinh

Lăng Minh Mạng có lịch sử hình thành từ triều đại nhà Nguyễn


Theo như sử sách ghi lại, vua Minh Mạng rất được vua Gia Long yêu quý, tin tưởng. Bởi vì, ông là một người vô cùng thông minh, có ý chí, danh lợi có nề nếp gia giáo. Dành toàn bộ công sức và tâm huyết cho đất nước, vì vậy nhiều khi vua Minh Mạng phải đối diện với áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. Lúc này vị vua của nước Đại Nam đã quyết định xây dựng cho mình một Sơn lăng. Mục đích ban đầu được sử dụng là nơi nghỉ ngơi, thư giãn nhưng sẽ là nơi để để hương hỏa khi bị vua băng hà.


lang-vua-minh-mang-qua-cac-thoi-ky-lich-su

Toàn bộ khung cảnh lăng Minh Mạng từ trên cao.@travel_mate206


khung-canh-tuyet-dep-tai-lang-minh-mang

Lăng Minh Mạng ngày nay là điểm đến vô cùng hấp dẫn với các tín đồ du lịch.@travel_mate206

3.2. Quá trình xây dựng

Để xây dựng được Lăng Minh Mạng như ngày nay, quần thần trong triều đã phải bỏ ra 14 năm tìm, kiếm nghiên cứu địa hình. Cuối cùng, lựa chọn núi Cẩm Khê để làm địa điểm xây dựng. Núi Cẩm Khê hội tụ đầy đủ các yếu tố về phong thủy như là có nước, có núi, có cây xanh. Sau đó, vua Minh Mạng liền đổi tiền thành núi Hiểu Sơn, còn lăng của mình có tên là Hiểu Lăng.


minh-mang-hue

Lăng hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. @hoanglinhha


Quá trình xây dựng Hiểu Lăng diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của chính nhà vua. Vốn dĩ là một người cẩn thận, cùng với ý nghĩa công trình to lớn nên mọi thiết kế, báo cáo về công trình đều phải thông qua sự phê duyệt của nhà vua mới được thi công.

Vào tháng 4 năm 1840, công trình bắt đầu được tiến hành bằng việc đào hồ để xây lăng. Tuy nhiên, do hiệu quả công việc không đạt được như ý muốn nên rất nhiều quần thần lúc mấy giờ bị giáng chức.


khong-gian-lang-minh-mang

Không gian bình yên tại lăng vua. @hyunnie_93

Một điều rất đáng tiếc đó là việc lăng mộ chưa hoàn thành nhưng vua Minh Mạng đã bị bệnh hiểm nghèo và băng hà. Ngay sau đó một tháng thì vua Thiệu Trị lên ngôi, tiếp tục hoàn thành công trình dang dở thỏa mãn nguyện vọng của vị vua Minh Mạng. Kéo dài đến năm 1843, lăng mới hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

4. Cấu trúc của Lăng Minh Mạng

4.1 Thiết kế kiến trúc quy mô lớn

Núi Cẩm Khê ban đầu chỉ là một vùng đồi núi hoang sơ, không có một công trình kiến trúc nào tồn tại. Thế nhưng, trước lựa chọn của vua Minh Mạng cũng như việc tiến hành xây dựng lăng đã biến nơi này trở nên khác biệt hoàn toàn.


cau-truc-lang-minh-mang

Cấu trúc lăng mang đậm dấu ấn thời đại triều Nguyễn


kien-truc-mang-dau-an-nha-nguyen

Họa tiết trang trí đậm dấu ấn kiến trúc nhà Nguyễn - Ảnh: Jinxtix

Từ bàn tay lao động, sự sáng tạo trong trí óc, những người thi công Lăng cho vua Minh Mạng đã biến nơi đây thành một địa điểm mà ai cũng biết tới. Một khu lăng tẩm uy nghi, đồ sộ, rực rỡ về kiến trúc. Lăng hình thành trên đỉnh núi giống như sự kiên định của dân tộc đất nước. Không chỉ sở hữu một vẻ đẹp hài hòa cùng thiên nhiên mà lăng Minh Mạng còn có một giá trị tư tưởng vô cùng sâu sắc.


khong-gian-xung-quanh-lang-minh-mang

Không gian hòa hợp với thiên nhiên của lăng Minh Mạng.@dohonghanh_

Giới hạn của lăng tẩm được bao quanh bởi bức La thành dài 1.750m. Bên trong đó là một quần thể kiến trúc vô cùng đa dạng, phong phú. Gồm những lâu đài, những cung điện, đình tạ được sắp xếp một cách có chủ đích, khoa học.

Nhìn một cách khái quát từ trên cao thì hình thể của Lăng Minh Mạng giống như tư thế thoải mái của một người đang nằm nghỉ ngơi. Thiết kế đó hoàn toàn đúng với ý nguyện ban đầu của nhà vua, khi muốn xây khu lăng này thành nơi để yên tĩnh, lấy lại tinh tinh thần.

4.2. Về phong thủy

Về phong thủy, hình dáng của lăng mộ như một cơ thể con người có đầu gối lên núi Kim Phụng. Phần chân thì được hướng ra ngã ba sông ở trước mặt. Hồ Trừng Minh bị chia thành hai phần như đôi cánh tay của nhà vua đang buông xuôi thư giãn.


kien-truc-lang-minh-mang

Để xây lăng Minh Mạng, người ta dựa rất nhiều vào yếu tố phong thủy. @hapham2409

Kiến trúc công trình xây dựng trang trí vô cùng tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Xen giữa mỗi công trình là một hồ nước nhỏ xinh, thơm ngát hương sen. Cho tới tận ngày nay nét đẹp đó vẫn được gìn giữ bảo tồn. Chỉ cần đặt trong tế địa danh này bạn sẽ cảm nhận được thế giới của một nhà nước phong kiến lúc bấy giờ.

4.3. Bố cục của Lăng Minh Mạng

Như đã nói, Lăng Minh Mạng có tới 40 công trình lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có một số công trình gây ấn tượng mạnh mẽ vô cùng. Có thể hình dùng theo kết cấu:

4.3.1 Đại Hồng Môn

Đây là cổng chính để ra vào lăng, là cổng đầu tiên mà khu khách sẽ bắt gặp khi tiếp cận khu vực lăng tẩm này. Cổng Đại Hồng Môn cao 9 mét, rộng lên tới 12 mét. Tất cả mọi chi tiết đều được trang trí, chạm khắc các họa tiết đậm màu sắc của kiến trúc thời nhà Nguyễn lúc đó.


cong-vao-lang-minh-mang

Đại Hồng Môn là cổng vào có ba lối đi chính Ảnh: Jinxtix


Cổng có ba lối đi chính (Còn được gọi là cổng tam quan), hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Du khách muốn đến tham quan chỉ có thể đi bằng hai cổng phụ, còn cổng chính chỉ dành đưa quan tài vua đi qua.

4.3.2 Bái Đình Lăng Minh Mạng

Đi hết Đại Hồng Môn sẽ là vị trí của Bái Đình xuất hiện. Ấn tượng đầu tiên của du khách khi ghé thăm nơi này chính là sự ngỡ ngàng. Khoảng sân rộng cùng hai hàng tượng quan viên, các bức tượng voi và ngựa. Dù thời gian trôi qua rất lâu nhưng hiện vật này vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn.


bai-dinh-lang-minh-mang

Bái đình lăng Minh Mạng với các tượng voi, ngựa,... cổ.


Khu vực này lát gạch Bát Tràng, khoảng sân vô cùng bằng phẳng. Điểm nhấn là bia “Thánh Đức Thần Công” được viết bằng vua Thiệu Trị. Nội dung của tấm bia này là lời ghi nhớ, tưởng niệm tới công lao của vua cha khi còn sống.

4.3.3 Khu vực Tẩm điện của Lăng Minh Mạng

Nói đến Tẩm điện của Lăng Minh Mạng người ta sẽ nghĩ ngay đến Công trình Hiển Đức Môn. Công trình này được xây dựng trên một mảnh đất hình vuông, Hiển Đức Môn tượng trưng cho thần đất. Thiết kế lăng tẩm dành cho khu vực này khá kỳ công, trong đó Điện Sùng Ân là trung tâm của khu vực.


tam-dien-lang-minh-mang

Tẩm điện của Lăng Minh Mạng cũng gây ấn tượng mạnh mẽ

Tại đây, bài vị của nhà vua và hoàng hậu trang trọng để ở vị trí được tôn kính nhất. Khi bước vào khu Tẩm Điện, du khách sẽ cảm thấy không gian uy nghiêm, linh thiêng và cổ kính, khác biệt hoàn toàn so với những khu vực xung quanh.

Tuy nhiên cũng không thể nào phủ nhận đi được vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã vẫn bao trùm khung cảnh nơi đây. Đó là màu xanh bạt ngàn của cây cối, hồ nước rộng mênh mông, xen kẽ với những đài sen nhỏ. Tẩm điện có tiếng gió, tiếng chim hót quanh năm.

4.2.4 Lầu Minh Lâu

Tiếp theo đó là Lầu Minh Lâu, theo tiếng Hán Lầu Minh Lâu có ý nghĩa là sáng đây. Đây cũng là nơi thực hiện chức năng đầu tiên mà vua Minh Mạng nghĩ đến khi xây dựng khu vực Lăng Hiểu Minh này. Lầu dùng để cho nhà vua nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng cuộc sống sau những giờ giờ tiếp quần thần vô cùng mệt mỏi.


lau-minh-lau

Lầu Minh Lâu có thiết kế đẹp mắt, không khí trong lành, yên tĩnh.@lisa_n_huynh

Cũng chính vì chức năng của đó nên nơi đây được trang trí vô cùng đẹp mắt. Khung cảnh ban ngày tươi sáng rực rỡ, xanh mướt bởi hàng cây. Còn ban đêm thì dễ dàng ngắm sao, trăng. Lầu Minh Lâu có hai tầng được thiết kế dạng hình vuông. Khách du lịch hoàn toàn có thể lên trên lầu để ngắm cảnh trong lăng. Tuy nhiên, phải đảm bảo giữ gìn không xả rác bừa bãi, không phá phách những hiện vật có tại đó.

4.2.5 Cầu Thông Minh Chính Trực

Mới đến Lăng Vua Minh Mạng Huế không thể nào bỏ qua qua cây cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang qua Hồ Tân Nguyệt. Đây là nơi sẽ đưa bạn đến với Lầu Minh Lâu. Vẻ đẹp của hồ nước cùng với cây cầu mang đậm phong cách kiến trúc cổ xưa tạo cho nơi đây một vẻ đẹp hài hòa, gần gũi với thiên nhiên. Mang đến một cảm giác tĩnh lặng rất xứng đáng ảnh là nơi nghỉ ngơi của một người đứng đầu khu đất nước.


cau-thong-minh-chinh-truc

Một góc của cầu Thông Minh Chính Trực


5. Cách di chuyển tới Lăng Minh Mạng

Cách thành phố Huế chỉ khoảng 12km nên không quá khó để du khách tìm đến với Lăng Minh Mạng. Nếu như bạn là người ở Hà Nội hay Hồ Chí Minh thì di chuyển bằng máy bay cho tiết kiệm thời gian. Đến Huế, bạn lựa chọn đi bằng thuyền trên sông Hương vừa vãn cảnh vừa đến khu vực lăng tẩm.


di-chuyen-bang-thuyen-tren-song-huong

Đi thuyền trên sông Hương để đến Lăng Minh Mạng

Hoặc du khách cũng có thể lựa chọn đường bộ như là đi xe máy, ô tô. Điểm xuất phát bắt đầu từ đường Huyền Trân Công Chúa, bạn đi đến đường Minh Mạng thì sẽ gặp đường rẽ lên Cầu Tuấn. Kế đến, đi ra đường 49, cứ đi thẳng là tới Lăng Minh Mạng.

Trong trường hợp không tự tin vào khả năng định hướng của mình bạn hãy mở ứng dụng bản đồ trên điện thoại, đơn giản hơn là hỏi đường người dân. Tránh để lạc đường vì khi đó bạn sẽ mất rất nhiều thời gian trở lại.

6. Lưu ý gì khi ghé thăm Lăng Minh Mạng?

  • Mặc đồ phù hợp

Vì đây là một nơi tôn nghiêm, nơi hương hỏa của vua và hoàng hậu do đó các bạn cần lưu ý ăn mặc thật gọn gàng, kín đáo. Tránh các bộ đồ gợi cảm, hở hang, quần ngắn, áo xuyên thấu.


du-lich-lang-minh-mang

Khi đến Lăng tẩm nên ăn mặc gọn gàng - Ảnh: Họngin2903

  • Giữ gìn trật tự

Lăng Minh Mạng xây dựng với mục đích là nơi nghỉ ngơi của nhà vua, du khách lưu ý giữ gìn trật tự. Không nên nói cười rôm rả, không chạy nhảy khắp nơi. Nếu như phá vỡ không gian yên tĩnh của khu di tích nhất định bạn sẽ bị xử lý đúng với quy định.

  • Tôn trọng giá trị văn hóa, lịch sử

Lăng tẩm của vua không chỉ là điểm tham quan, du lịch bình thường. Đây còn là nơi thờ phụng, có giá trị tâm linh, là di tích văn hóa của Quốc gia. Chính vì thế, khi tới tham quan bạn cần tôn trọng ý nghĩa của công trình. Không chạm vào hiện vật, không leo trèo lên tượng, không xả rác bừa bãi,…

Lăng Minh Mạng – một trong những công trình mang đậm dấu ấn xã hội một thời của Việt Nam. Lăng cũng là nơi thể hiện sự tôn kính của thế hệ con cháu với vị vua Minh Mạng. Nếu có dịp đến Huế, du khách hãy dành chút thời gian ghé thăm nơi này nhé!

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook