Lăng Khải Định Huế có gì mà hút khách?
Lăng Khải Định Huế là một công trình kiến trúc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Đây được xem là lăng mộ nổi bật nhất trong tất cả lăng tẩm của triều Nguyễn. Đến với lăng Khải Định, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian yên bình của xứ Huế mà còn được thưởng thức những tác phẩm điêu khắc đạt đến độ tinh xảo cao. Sở hữu nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đắt giá nên đây luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách khi du lịch tới xứ Huế mộng mơ.
1. Lăng Khải Định ở đâu?
Lăng Khải Định tọa lạc trên triền núi Châu Chữ ở ngoài Kinh thành Huế. Công trình này có địa chỉ tại xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy và cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10km. Để đến đây, du khách có thể sử dụng xe máy hoặc ô tô chạy dọc quốc lộ 49 là có thế nhìn thấy công trình kiến trúc lăng tẩm giàu giá trị nghệ thuật và tâm linh này rồi. Nếu bạn đi xe bus thì hãy đón xe tại bến phía Nam Đi Chợ Tuần và Đông Ba, đến trạm lăng Khải Định thì bạn xuống nhé.
2. Lịch sử của Lăng Khải Định Huế
Lăng Khải Định Huế chính thức được xây dựng vào ngày 4/9/1920. Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã bị lên án kịch liệt khi tăng thuế Điền của nhân dân lên 30% và sử dụng số tiền đó để xây lăng. Tuy nhiên, chính sự tốn kém đó đã làm nên một kiệt tác nghệ thuật khiến ai đến tham quan cũng phải trầm trồ.
Ngôi lăng tẩm được tọa lạc ở vị trí khá yên tĩnh, xung quanh được bao bọc bởi các địa điểm tham quan nổi tiếng như: Hồ Thủy Tiên, khu tâm linh tượng Phật Bà Quan Âm, Đồi Thiện An,…
Công trình lăng mộ này đã phản ánh rõ rệt lối sống xa hoa, hưởng thụ của vua Khải Định lúc sinh thời. Đây cũng chính là công trình cuối cùng của triều Nguyễn và nổi bật nhất trong các lăng tẩm ở Huế nhờ các vật liệu hiện đại, giao thoa lối kiến trúc phương Tây. Chính vì vậy, nếu có dịp đi tour Huế, đừng quên ghé qua lăng tẩm độc đáo này.
3. Kiến trúc đỉnh cao của Lăng Khải Định
Dưới sự cai trị của vua Khải Định (1916 – 1925), lãnh thổ và chủ quyền Việt Nam đang bị thực dân Pháp cai trị. Vì thế, nền văn hóa nghệ thuật phương Tây lúc bấy giờ thâm nhập mạnh mẽ vào nước ta. Ở lăng Khải Định Huế mang dáng dấp của nhiều yếu tố hiện đại xen lấn vào phong cách kiến trúc truyền thống. Chính sự pha lẫn đó đã đem đến cái mới, cái lạ, cái độc đáo,… cho lăng tẩm của vị vua xa hoa thời bấy giờ.
3.1. Quy mô của lăng Khải Định Huế
Địa điểm du lịch Huế này được xây dựng trong vòng 11 năm và đây cũng là khu lăng của các vị vua triều Nguyễn được xây dựng sau cùng. Tuy diện tích lăng khá nhỏ hẹp chỉ 117m x 48,5m nhưng là công trình tiêu tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức nhất. Để xây dựng nên một tuyệt tác kiến trúc, vua Khải Định đã tập hợp tất cả những nghệ nhân tay nghề giỏi khắp cả nước như: Nguyễn Văn Khả, Cửu Sừng, Ký Duyệt, Phan Văn Tánh.
3.2. Giao thoa văn hóa Đông – Tây
Lăng Khải Định sở hữu kiến trúc lạ, không giống với các lăng mộ của các vị vua đời trước. Ở đây có sự trộn lẫn của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Lần đầu mới nhìn, lăng tẩm hệt như một lâu đài ở châu Âu. Các vật liệu xây dựng hầu hết được sử dụng đồ ngoại lai như: cột thu lôi, cánh cửa sắt, gạch ca nô ngói ác – đoa, hệ thống đèn điện,… Tuy nhiên, lăng Khải Định vẫn kết hợp dùng một số nguyên liệu truyền thống như: gạch, vôi, đá, gỗ nhưng không đáng kể.
Đặt chân đến đây, Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp cho du khách bởi kiến trúc khối hình chữ nhật cao 127 cấp bậc. Đây chính là sự ảnh hưởng từ trường phái kiến trúc Ấn Độ, Phật giáo và Roman Gothic.
3.3. Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo
Đến thăm quan lăng Khải Định, du khách sẽ thực sự được mở mang tầm mắt trước những tạo hình vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo đến từng chi tiết như hàng rào, cái cột,… Tất cả kết hợp lại với nhau và tạo nên một tổng thể tráng lệ có một không hai.
Điểm nhấn về sự tinh xảo trong thiết kế nằm ở phần nội thất của 3 gian giữa cung Thiên Định. Tất cả đều được trang trí bởi các bức phù diêu ghép từ sành và thủy tinh. Tất cả các nghệ nhân giỏi nhất lúc bấy giờ đã dùng hàng vạn mẫu thủy tinh, sành sứ đa sắc màu điêu khắc thành hàng nghìn bức tranh dân gian, cung đình sống động, vui mắt. Các bức tranh ngũ phúc, bát bửu, mâm ngũ quả, bộ khay trà,…đều được trang trí khắp mọi nơi.
Nghệ nhân đóng vai trò quan trọng nhất trong việc kiến tạo nên những tác phẩm này chính là Phan Văn Tánh, tác giả của ba bức tranh bức họa “cửu long ẩn vân” lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao nhất của nền hội họa nước nhà.
4. Lăng Khải Định có gì nổi bật?
4.1. Cổng Tam Quan - kiến trúc độc đáo của lăng Khải Định Huế
Cổng Tam Quan ở Lăng Khải Định nằm tại tầng thứ 1 bao gồm 2 kiến trúc chính là Hữu Tòng Tự và Tả Tòng Tự. Đây cũng chính là nơi thờ phụng các vị công thần. Để lên tới cổng Tam Quan, bạn sẽ phải chinh vượt qua 37 trên tổng số 127 bậc thang của lăng. Các trụ cổng được xây dựng theo lối kiến trúc hình tháp, dấu ấn đặc trưng của trường phái Ấn độ giáo.
4.2. Nghi môn và sân Bái Đính
Sau khi lên cổng Tam quan, du khách sẽ đi thêm 29 bậc nữa sẽ tới tầng 2 của lăng tẩm. Lên đến đây, du khách sẽ trầm trồ trước những bức tượng đá đứng ngay ngắn theo hàng trông vô cùng sống động. Tất cả gồm 6 cặp tượng được đặt đối xứng với nhau tại sân Bãi Đính.
Đây chính là công trình được tạc giống hệt các quan văn, quan võ, voi ngựa chầu thời vua Bảo Đại. Tất cả đều được làm bằng chất liệu đá hiếm. Sau hai hàng quan, bạn sẽ thấy những hàng rào được dựng lên hệt như những cây thánh giá.
4.3. Cung Thiên Định - vị trí cao nhất tại lăng Khải Định
Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất, là nơi chôn cất thi hài vua Khải Định. Cho đến nay, đây vẫn là công trình có thiết kế đặc sắc và giàu giá trị nghệ thuật nhất của lăng Khải Định. Cung Thiên Định gồm 5 phần liên tiếp nhau:
Chính giữa là bửu tán, nơi có phần mộ nhà vua nằm ở dưới, pho tượng ngay ở bên trên. Hai bên là nơi dành cho lính hộ lăng được gọi là Tả, Hữu Trực Phòng. Phía trước điện Khải Thành là nơi đặt chân dung và án thờ của vua Khải Định. Ở sâu trong cùng chính là khám thờ hài vị của nhà vua.
Bước vào cung Thiên Định, du khách sẽ được thưởng thức những tác phấm nghệ thuật điêu khắc bằng gốm sứ vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ vô cùng. Những đường nét hoa văn được chạm trổ hết sức tinh tế. Vì thế các công trình gốm sứ này được xem là giá trị nghệ thuật đặc sắc nhất của lăng Khải Định mà đến bây giờ nhiều người vẫn phải thán phục.
4.4. Điện Khải Thành
Điện Khải Thành là nơi đặt án thờ của vua Khải Định. Nguyên liệu chủ yếu được làm từ đồng và do các nghệ nhân Việt Nam đúc lên. Phía trên đặt bức hoành ghi dòng chữ “Khải Thành Điện”, dưới bệ thờ này chính là thi hài của vua Khải Định.
Pho tượng đồng được đặt trong chính tấm với những đường nét uyển chuyển, thanh thoát khiến người xem nhầm tưởng được làm từ chất liệu mềm mại. Mọi sự cứng nhắc, rắn chắc của bê tông cốt thép đã được khéo léo che dấu đi.
4.5. Tượng Đồng vua Khải Định
Tượng Đồng vua Khải Định là tác phẩm mang đậm dấu ấn pha trộn giữa hai nền nghệ thuật Á – Âu. Tượng được xây dựng vào năm 1918 do người Pháp điêu khắc. Sau đó tổ chức đúc đồng tại Việt Nam với nguyên liệu đồng thau chắc chắn.
Bức tượng cao 1m60 và khắc họa lại rõ nét phiên bản của vua Khải Định ngoài đời thực. Đầu tượng đội mũ kiểu khăn xếp, khoác áo hoàng bào, ngực đeo thẻ bài khắc dòng chữ “Đại nam thiên tử” và “Thụ thiên vĩnh mạng”. Tay trái được trang bị kiếm, tay phải thả tự nhiên, ba ngón tay đeo nhẫn mặt hoa, chân mang giày da. Hơn thế, tuy khoác áo tây nhưng họa tiết lại thêu hình rồng, mây và sóng, thể hiện sự pha trộn giữa phong cách nghệ thuật châu Á và châu Âu rõ nét.
Tổng thế bức tượng này toát lên sự oai phong, quyền quý, nhìn vào đây những hậu thế về sau sẽ có những hình dung thật sống động nhất về dung mạo và khí chất của vua Khải Định lúc sinh thời.
5. Cẩm nang du lịch đến Lăng Khải Định
5.1. Giá vé tham quan Lăng Khải Định Huế
- Thời gian mở cửa: 7:00 – 18:00
- Giá vào cửa:
- Người lớn: 100k
- Trẻ em (từ 7-12 tuổi): 20k
- Trẻ em (dưới 7 tuổi): miễn phí
5.2. Nên đến Lăng Khải Định vào thời gian nào?
Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế là vào khoảng tháng 1 đến tháng 2, đây là thời gian thích hợp nhất để tham quan các điểm di tích lịch sử, Đại Nội cũng như là các lăng tẩm của vua triều Nguyễn.
5.3. Thời gian tham quan Lăng Khải Định
Lăng Khải Định có diện tích không rộng nên để tham quan hết các cảnh quan trong lăng thì bạn chỉ mất 1 - 2 tiếng thôi. Tuy nhiên để đi hết các địa danh gần lăng thì bạn cần dành 3 - 4 tiếng. Nếu có cơ hội đến Huế thì đừng bỏ lỡ bất cứ một công trình kiến trúc nào cả nhé.
6. Những lưu ý cần tránh khi đến tham quan lăng Khải Định Huế
6.1. Tránh đi vào mùa bão
Nếu bạn có dự định đến lăng Khải Định hãy xem xét thật kỹ thời tiết. Khoảng thời gian vào cuối năm thì Huế thường có bão lụt, nhiệt độ khá thấp có khi xuống dưới 10 độ. Vì thế, để chuyến tham quan của bạn thật hoàn hảo hãy cập nhật tình hình thời tiết nhé.
6.2. Mang đầy đủ vật dụng
Vì tham quan lăng Khải Định bạn sẽ phải di chuyển ở ngoài trời không ít nên hãy nhớ đem theo đầy đủ tư trang như: kem chống nắng, kính, nước uống,... để đảm bảo chuyến đi của mình diễn ra thuận lợi nhé.
Cho đến ngày nay, lăng Khải Định vẫn là một kiệt tác kiến trúc đỉnh cao của nghệ thuật nước nhà. Mặc dù trước khi xây dựng đã vấp phải nhiều luồng ý kiến nhưng kiệt tác nghệ thuật kiến trúc này đã trở thành địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn bậc nhất xứ Huế ngày nay.
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ