Đặt Tour: 0902 107 107

Kinh nghiệm du lịch Hội An: Ăn chơi gì ở phố cổ?

Nếu ai đã từng có kinh nghiệm du lịch Hội An thì đều phải công nhận rằng thành phố này thực sự đẹp. Nét đẹp của Hội An không cần phải nói quá nhiều vẫn khiến du khách ngẩn ngơ và mong ước được một lần quay trở lại. Vậy nên chơi gì ở Hội An là hấp dẫn dẫn, bài viết này sẽ đưa bạn đi khám phá phố cổ bên bờ sông Hoài thật chi tiết nhé!

1. Vị trí địa lí của Hội An

Hội An là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam với 13 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 4 xã. 9 phường của thành phố Hội An gồm Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Cẩm Nam, Tân An, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm An và Cửa Đại. 4 xã gồm Cẩm Hà, Cẩm Thanh, Cẩm Kim, và xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm.
hoi_an

Phố cổ Hội An lung linh, huyền ảo bên kia sông Hoài

Thành phố Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Đông Nam và cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía Đông Bắc. Thành phố Hội An được chia thành hai phần khác nhau.

Một phần là khu phố cổ hay còn gọi là phố cổ Hội An. Khu phố cổ Hội An nằm gói gọn trong phường Minh An với diện tích khoảng 2km vuông với địa thế đặc biệt theo kiểu bàn cờ.

Phố cổ bao gồm các con đường chính như Phan Châu Trinh, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hai bà Trưng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hoàng Diệu, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Trần Quý Cáp, Tiểu La, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Thị Minh Khai. Đặc trưng của những con đường này là ngắn và hẹp, uốn lượn ngang dọc thế nhưng rẽ vào lối nào người ta cũng dễ dàng tìm được nhau.
pho-co-hoi-an-1

Phố cổ Hội An đặc trưng bởi tường vàng và mái ngói rêu phong

Phần còn lại là khu vực ngoài phố Hội An. Tại đây tập trung rất nhiều các điểm tham quan làng nghề, bãi biển, khu du lịch sinh thái,... mà bạn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Hội An của mình.
pho-co

Phố cổ là nơi để người ta tìm về sự bình yên và một chút hoài niệm

2. Phương tiện di chuyển đến phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An cách thành phố Đà Nẵng và Tam Kỳ không xa nên du khách có thể di chuyển kết hợp bằng nhiều phương tiện đến phố cổ.
  • Máy bay: Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair bay đến Đà Nẵng. Du khách có thể lựa chọn một hàng bất kì để di chuyển đến sân bay quốc tế Đà Nẵng, sau đó bắt xe buýt hoặc taxi để đến Hội An.
may-bay

Du khách có thể di chuyển đến Đà Nẵng bằng máy bay, tiết kiệm được nhiều thời gian

  • Tàu lửa: Tàu lửa cũng là một phương tiện được rất nhiều người lựa chọn trong chuyến du lịch Đà Nẵng - Hội An. Giá vé dao động từ 400.000đ đến 1.200.000đ tùy vào loại tàu và loại ghế. Thời gian đi từ Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng - Hội An sẽ mất khoảng 14 đến 20 tiếng.
tau-lua

Di chuyển bằng tàu lửa đến Đà Nẵng - Hội An

  • Xe khách là phương tiện được khá nhiều người lựa chọn trong chuyến du lịch Đà Nẵng - Hội An. Hầu như tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều có xe khách di chuyển đến Đà Nẵng với giá trung bình tùy thuộc vào tuyến đường dài ngắn. Nếu di chuyển từ Hà Nội hoặc Sài Gòn thì có giá khoảng 400.000đ - 500.000đ và tốn từ 18 đến 20 giờ để đến được Đà Nẵng.
xe-khach

Xe khách là phương tiện được nhiều người lựa chọn trong chuyến du lịch Đà Nẵng - Hội An

  • Các phương tiện di chuyển trong Hội An
Tại Hội An có đầy đủ các loại phương tiện giao thông để bạn lựa chọn như taxi, xe ôm, xích lô. Hoặc bạn có thể tự thuê xe máy để di chuyển, một chiếc xe máy có giá từ 120.000đ - 150.000/ngày. Thế nhưng xe đạp là loại phương tiện được nhiều du khách lựa chọn nhất đặc biệt là du khách nước ngoài. Đường phố Hội An không quá dài nên sử dụng xe đạp hoặc đi bộ là thích hợp nhất. 
hoi-an-2

Trải nghiệm di chuyển Hội An bằng xích lô, xe đạp hoặc đi bộ

3. Bản đồ phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An tuy không rộng nhưng lại có rất nhiều di tích lịch sử và di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Để du khách không bị bỏ lỡ bất kì một địa điểm tham quan hấp dẫn nào, bài viết gửi đến bạn bản đồ Hội An và bản đồ phố cổ.

4. Dạo phố cổ đêm

Đến Hội An mà không dạo một vòng quanh phố cổ nhất là phố cổ về đêm thì coi như chưa hề đến Hội An. Nếu Hội An ban ngày mang một nét cổ kính trầm mặc của một đô thị sầm uất đã qua thời hoàng kim thì ban đêm, Hội An như một thế giới ánh sáng huyền hoặc nằm bên bờ sông Hoài thơ mộng.

pho-co-hoi-an-dem

Phố cổ Hội An lung linh về đêm

Đêm nào, Hội An cũng sẽ lung linh trong thế giới đèn lồng như thế nhưng theo kinh nghiệm du lịch Hội An, bạn nên chọn đúng thời điểm 14 âm lịch hằng tháng. Bởi thời gian này ở Hội An sẽ diễn ra lễ hội đèn lồng, bạn sẽ nhìn thấy một thế giới ánh sáng thực sự, đặc biệt khi bơi thuyền ra giữa sông Hoài nhìn từng chiếc đèn lồng được thả trôi. 

hoa-dang-hoi-an

Thả đèn hoa đăng trên sông Hoài Hội An

Ngoài việc dạo phố, bạn còn có thể đi chợ đêm Hội An, nơi những mặt hàng lưu niệm được bày bán khắp dọc con đường ra sông Hoài. Bên cạnh đó cũng có thể ghé vào đâu đó bên lề đường để cùng con người nơi đây chơi những trò chơi dân gian như bài chòi, bịt mặt đạp niêu vô cùng thú vị. 

5. Ghé thăm đền chùa Hội An - dấu ấn một thời hưng thịnh

Nhắc đến Hội An nhiều người sẽ nhớ về một thời nơi đây từng là đô thị sầm uất của những hoạt động giao thương buôn bán ở Đàng Trong. Hội An ngày nay chính là sản phẩm của nét văn hóa Champa còn lưu lại từ xa xưa và những dấu ấn của thời giao thoa văn hóa của con đường tơ lụa trên biển, mà rõ ràng nhất là những ngôi đền chùa.

5.1 Chùa Cầu - Hội An

Những ngôi đền chùa ở đây có tuổi đời lên đến 100 năm, tiêu biểu nhất là chùa Cầu. Theo kinh nghiệm du lịch Hội An, ngôi chùa này nổi tiếng với khách thập phương nhờ nét kiến trúc tinh tế bắt ngang sông Hoài, mang đậm phong cách người Nhật Bản thế kỷ 17.

chua-cau-hoi-an

Chùa Cầu-một biểu tượng đẹp của Hội An

Đây cũng là công trình duy nhất có gốc tích xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Tương truyền, ngôi chùa này được xây nên để khắc chế loài quái vật Namazu - một loại thủy quái trong truyền thuyết Nhật Bản, mỗi khi cựa mình thường mang đến thảm họa lũ lụt, động đất. Bên trong, ngôi chùa thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở của người Nhật Bản, ban phước lành, niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng cầu mong mọi điều tốt đẹp.

5.2 Chùa Ông - Hội An

Thế kỷ 17, nhiều thương nhân Trung Hoa đến Hội An làm ăn rồi quyết định gắn bó với mảnh đất này. Vì thế mà, họ xây dựng nên nhiều công trình mang đậm tính tâm linh của người Hoa ở Hội An, và chùa Ông là một trong số đó.

chua-ong-hoi-an

Chùa Ông Hội An - công trình mang đậm phong cách tâm linh người Trung Hoa

Chùa Ông Hội An là đền thờ Quan Vân Trường, một viên tướng tài giỏi thời Tam Quốc. Qua nhiều lần tu sửa, chùa Ông hiện tại vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn nét kiến trúc chùa miếu đặc trưng của người Trung Hoa xưa. 

5.3 Minh Hương Phật Tự

So với những ngôi chùa khác ở Hội An, Minh Hương Phật Tự là ngôi chùa thờ Phật có lịch sử lâu đời hơn hẳn. Được xây dựng từ năm 1653, trước cả thành phố Hội An và qua nhiều lần chuyển đổi vị trí, Minh Hương Phật Tự vẫn giữ được hệ thống rường, cột đặc trưng.

minh-huong-phat-tu-1

Minh Hương Phật Tự - ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Hội An

Bên cạnh đó, những tác phẩm điêu khắc tinh xảo của những nghệ nhân Kim Bồng vẫn còn khá nguyên vẹn, tiêu biểu cho nét kiến trúc tinh tế của người xứ Quảng xưa. 

Ngoài ta còn có những ngôi chùa miếu khác nên ghé thăm như chùa Bà, chùa Phúc Lâm, chùa Vạn Đức, chùa Viên Giác, chùa Bảo Thắng...Tất cả đều đã có cả thế kỷ sống với Hội An và lưu giữ cho vùng đất này nét hưng thịnh còn sót lại của thời đã xa. 

6. Thăm hội quán người Hoa giữa lòng phố cổ

Các Hội quán của người Hoa còn hiện diện ở Hội An là dấu ấn rõ nhất của một thời giao thương con đường tơ lụa xưa. Khi người Hoa đến đây mua bán rất đông và bắt đầu để lại những một nét văn hóa của họ qua những hội quán. Ngày nay, những hội quán này còn tồn tại khá nguyên vẹn giữa lòng phố cổ và là câu trả lời cho câu hỏi chơi gì ở Hội An của bạn.

hoi-quan-phuc-kien

Hội quán Phúc Kiến-nét văn hóa người Hoa giữa lòng phố cổ

Những hội quán nổi tiếng nhất mà những người có kinh nghiệm du lịch Hội An hay khuyên bạn đi nhất sẽ là Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triền Châu, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Quỳnh Châu. Ở những nơi này, nét kiến trúc của người Hoa còn rất rõ rệt, dễ dàng nhận ra như trong những bộ phim Trung Hoa xưa vậy. Nếu có dịp đi tour Hội An 3 ngày 2 đêm, bạn đừng quên ghé qua các hội quán này nhé! 

6.1 Nhà cổ Tấn Ký

Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ lâu đời nhất tại phố cổ Hội An với hơn 200 năm tuổi. Hiện nay, ngôi nhà nằm tại số 101 Nguyễn Thái Học, phường Minh An, Hội An. Nhà cổ Tấn Ký có lối kiến trúc độc đáo của thế kỉ 18. Nhà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ. 
nha-co-tan-ky-hoi-an

Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ lâu đời ở Hội An với niên đại hơn 200 năm tuổi

Nhà cổ Tấn Ký được xây dựng bởi các nghệ nhân nổi tiếng của làng mộc Kim Bồng. Những họa tiết, hoa văn của ngôi nhà đều được điêu khắc tỉ mỉ và những câu đối đều mang triết lý phương Đông vô cùng sâu sắc. Sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Việt - Nhật - Trung khiến cho ngôi nhà vô cùng độc đáo và là điểm đến lý tưởng đối với du khách.

nha-co-tan-ky-h2

Chén Khổng Tử là cổ vật nổi tiếng ở nhà cổ Tấn Ký

6.2 Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến nằm tại số 46 Trần Phú, phường Minh An, Hội An. Đến đây du khách sẽ được dịp chiêm ngưỡng một kiến trúc tuyệt đẹp, mang ý nghĩa lịch sử quan trọng ở phố cổ Hội An.
hoi-quan-phuc-kien

Hội quán Phúc Kiến là hội quán hoành tráng nhất của người Hoa Kiều tại Hội An

Hội quán Phúc Kiến hay còn có tên gọi khác là chùa Kim An, là hội quán hoàng tráng nhất trong số 5 hội quán của người Hoa Kiều tại Hội An. Nơi đây thờ bà Thiên hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo vệ sông nước, con cái và tổ tiên của người Phúc Kiến khi đến sinh sống tại Hội An.

Hội quán Phúc Kiến là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội. Vào những ngày như tết Nguyên Tiêu (15 tháng giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch),...hằng năm, tại hội quán Phúc kiến sẽ diễn ra các hoạt động lễ hội thu hút rất đông du khách đến tham gia.
thanh-hau

Hội quán Phúc Kiến thờ Thiên hậu Thánh Mẫu

7. Tham quan các làng nghề trăm tuổi

Với bề dày lịch sử của một đô thị gần 300 tuổi, Hội An cũng lưu giữ trong mình những làng nghề với ý nghĩa biểu tượng như cái nôi truyền thống của xứ Quảng. Theo kinh nghiệm du lịch Hội An thì nổi tiếng nhất phải nói ngay đó là làng nghề Kim Bồng-một làng mộc nức tiếng Trung Kỳ xưa và làng gốm Thanh Hà có tuổi đời gần 600 năm bên dòng sông Thu Bồn.

7.1 Làng làm lồng đèn

Kể từ ngày Hội An ra đời, nghề làm lồng đèn đã bắt đầu nhen nhóm. Trải qua hơn 400 năm thăng trầm, những chiếc đèn lồng Hội An khiến du khách vấn vướng hoài về những đêm hội hoa đăng đầy ánh sáng đèn lồng. 

lang-nghe-lam-long-den-hoi-an

Làng nghề làm lồng đèn Hội An là một trong chín nghề truyền thống tiêu biểu Việt Nam

Nghề làm lồng đèn ở đây đã được vinh danh trong top 9 làng nghề truyền thống tiêu biểu Việt Nam. Làng nghề làm lồng đèn nổi tiếng nhất Hội An ngày xưa có tên gọi là Xã Đường, chuyên làm đầu lân và lồng đèn cho những đêm hội hoa đăng.  Đây cũng là một điểm tham quan Hội An khá thú vị mà bạn không nên bỏ qua trong hành trình khám phá phố cổ! 

7.2 Làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng là làng nghề có lịch sử lên đến 600 năm. Mộc Kim Bồng từng có một thời nức tiếng xứ Trung Kỳ xưa  với độ tinh xảo và tỉ mỉ cao trong các sản phẩm điêu khắc. Dấu ấn rõ nhất là ở những ngôi nhà cổ trên khắp đất Quảng Nam, đâu cũng có bàn tay tài hoa của người nghệ nhân Kim Bồng. 

lang-moc-kim-bong-hoi-an

Làng mộc Kim Bồng nức tiếng xứ Trung Kỳ xưa

7.3 Làng gốm Thanh Hà

Thanh Hà là làng gốm đã có 600 năm tồn tại bên dòng sông Thu Bồn. Cũng như làng mộc Kim Bồng, gốm sứ sản xuất từ làng gốm từng được ưa chuộng khắp các tỉnh miền Trung trong thời hưng thịnh. Gốm Thanh Hà xưa nổi tiếng là loại gốm mộc, không phủ men, là vật dụng thường ngày không thể thiếu của người xứ Quảng. Kể từ sau khi đô thị Hội An không còn là thương cảng chính, nghề gốm ở đây mới dần mai một. 

lang-gom-thanh-ha-hoi-an

Làng gốm Thanh Hà có tuổi đời lên đến 600 năm

7.4 Làng đúc đồng Phước Kiều

Cách trung tâm Hội An khoảng 10km, làng đúc đồng Phước Kiều cũng là một làng nghề truyền thống đặc sắc nên ghé thăm khi đến Hội An. Đây từng là nơi rèn đúc binh khí cũng như đồ gia dụng phục vụ cung chúa Nguyễn, về sau sản xuất thêm cồng, chiêng, tượng, đỉnh, chuông, nhạc cụ... Tuy đồ đồng hiện tại không còn quá phổ biến như trước những làng đúc đồng Phước Kiều vẫn đỏ lửa tạo ra nhiều sản phẩm công phu rất đáng để mua về làm quà cho những ai yêu văn hóa nhé!

lang-duc-dong-phuoc-kieu

Làng đúc đồng Phước Kiều đến nay vẫn còn đỏ lửa

7.5 Làng rau Trà Quế

Trà Quế hẳn chẳng còn xa lạ với những ai yêu mến Hội An. Đây là một vùng đất màu mỡ chuyên để trồng rau và gia vị. Rau tươi từ làng Trà Quế đi khắp nơi ở Quảng Nam, Đà Nẵng và luôn được yêu thích với sự tươi ngon và sạch sẽ.

lang-rau-tra-que

Làng rau Trà Quế cung cấp rau sạch cho mọi miền Quảng Nam

Ngày nay khi đến thăm làng rau Trà Quế, bạn có thể vào trong tham quan, tự tay chăm sóc rau và sau đó có thể mua về để dùng đều được cả. 

Dù vậy giờ, những nơi này đã không còn làm ra những sản phẩm thủ công vốn nổi tiếng ngày xưa nhưng vẫn còn lưu truyền lại bí quyết gia truyền để trình bày cho khách đến tham quan và chiêm ngưỡng. 

8. Thưởng thức ẩm thực phố cổ

Ẩm thực sẽ là câu trả lời cuối cùng trọn vẹn nhất cho câu hỏi chơi gì ở Hội An. Ẩm thực Hội An vô cùng đặc sắc, nó không chỉ mang đậm phong cách ăn uống của người miền Trung mà còn có nét pha trộn với phong cách của người Hoa từng lưu trú đến đây. 

8.1 Cao lầu Hội An 

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An, cao lầu là món đặc sản xứ Quảng của riêng phố cổ. Đến Hội An, nhất định phải tìm ngay một quán cao lầu để thưởng thức đặc trưng văn hóa của nơi này nhé. Cách chế biến cao lầu Hội An khá giống với mì Quảng nhưng đặc trưng của món ăn này là nước sốt rim kèm với thịt xá xíu, ăn kèm với rau sống và tóp mỡ chiên giòn.

cao-lau-hoi-an

Cao lầu Hội An - món đặc sản nhất định phải ăn khi đến Hội An

8.2 Mì Quảng

Ăn mì Quảng trên chính quê hương của loại món ăn này, bạn nghĩ sao? Quảng Nam chính là quê hương của món ăn dân dị này và cũng chính là nơi mì Quảng Hội An có thể dùng như một món ăn chính. Vì thế, nếu đến Hội thì hãy thử ngay món ăn này với đúng vị của nó nhé!

mi-quang-hoi-an

Mì Quảng là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ lớn ở Quảng Nam

8.3 Bánh mì Phượng

Bánh mì Phượng từng được Anthony Bourdain - đầu bếp của tổng thống Barack Obama ngợi khen là món bánh mì ngon nhất thế giới. Sở dĩ, món ăn này nổi tiếng như vậy là nhờ bàn tay khéo léo cắt bánh mì, tuần tự rưới nước sốt, phết bơ, pate và kẹp vào đủ thứ thịt nướng, chả lụa thơm ngon, tạo thành một món ăn hài hòa hương vị. Bánh mì Phượng không quá khó tìm nên nếu đến Hội An rồi thì nhất định phải ghé lại ăn bánh mì Phượng nhé!

banh-mi-phuong-hoi-an

Bánh mì Phượng nức tiếng ở Hội An

8.4 Cơm gà Hội An

Cơm gà Hội An là lựa chọn cho một món ăn chính chất lượng và vô cùng thơm ngon khi đến Hội An. Loại cơm này được nấu vừa chín tới, nước luộc gà béo ngậy và phần thịt gà luộc trộn với ít hành tây, tiêu, rau răm thơm lừng. Hai quán cơm gà nổi tiếng nhất phố cổ phải kể đến cơm gà Bà Buôi và cơm gà Bà Ty. 

com_ga_hoi_an

Cơm gà Hội An

8.5 Hoành thánh

Món ăn nổi tiếng của người Trung Hoa này khá được yêu thích ở Hội An với 3 dạng súp, chiên và mì. Hoành thánh ở Hội An đã biến tấu hơn một chút để hợp với khẩu vị của người miền Trung nên có một chút khác biệt. Đến Hội An thì nhất định phải thử món ăn này nhé!

hoanh-thanh-hoi-an

Hoành thánh Hội An có vị lạ hơn so với những nơi khác

8.6 Bánh đập Hội An

Ai đã về Hội An thì nhất định phải ghé làng Cẩm Nam ăn bánh tráng đập. Hai lớp bánh tráng nướng mỏng, giòn kẹp với một lớp bánh tráng ướt hình tròn, cùng với nước mắm cái là bạn đã có được món bánh đập thơm ngon. Mắm cái là loại mắm chế biến từ cá cơm ướp muối, đường thêm thơm băm nhuyễn cùng với dầu và hành phi vừa tới.
banh-trang-dap-hoi-an

Bánh đập Hội An

Cách ăn bánh cũng giống hệt như tên gọi của nó, trước khi ăn người ta phải dùng lực tay đập cho lớp bánh tráng nướng vụn ra, dinh quện vào lớp bánh ướt sau đó chấm vào chén mắm cái.
Bây giờ làng Cẩm Nam đã có hàng chục quán bán bánh đập hến xào, thế nhưng người ta vẫn thích tìm đến quán bánh đập bà già. Cái quán nhỏ, có vẻ cũ kĩ nhưng lúc nào cũng tấp nập người tới ăn. Người chủ quán khi xưa đã không còn, chỉ còn con cái tiếp tục thừa hưởng nghề gia truyền của mẹ già khi xưa.

8.4 Hến xào Hội An

Hến xào là món ăn vô cùng nổi tiếng ở phố cổ Hội An. Điều đặc biệt tạo nên món hến xào hấp dẫn khách du lịch có lẽ là mùi thơm đặc biệt của món ăn. Hành phi, rau răm, hành tây đậu phộng rang được cho khá nhiều để áp chế mùi tanh của hến.
hen-xuc-banh-trang

Món hến xào xúc với bánh tráng hoặc bánh đập sẽ mang lại hương vị độc đáo

Món hến xào càng trở nên đặc biệt hơn khi ăn kèm với bánh tráng hoặc bánh đập. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị cay cay mặn mặn của hến và vị ngọt ngọt của bánh đập. Mặc dù là món ăn đơn giản nhưng lại gây thương nhớ cho du khách đến lạ lùng. Đã đến phố cổ Hội An, bạn nhất định phải thưởng thức món hến xào này nhé.

8.5 Chè bắp

Cùng với cao lầu, hến xào, bánh đấp,.. chè bắp cũng là một trong những món ngon mà bạn nên thưởng thức khi ghé thăm phố cổ Hội An. Khác với chè bắp ở những vùng khác, chè bắp Hội An ngon và có hương vị đặc biệt bởi vị ngọt tự nhiên của bắp mới bẻ. Bắp vừa bẻ xong, đem đi nấu chè ngay, không qua những lần mua đi bán lại nên vị ngọt thanh tao của bắp vẫn còn nguyên vẹn.
chen-che-bap-hoi-an

Chè bắp Hội An có vị ngọt thanh tự nhiên của bắp

Đến với phố cổ Hội An, từ những di tích kiến trúc cổ đến nhịp sống chầm chập thanh bình của phố hội khiến bạn cảm giác như được quay về cuộc sống của hàng trăm về trước. Không có những bộn bề cuộc sống, những phương tiện hiện đại, chỉ có con người thuần phát và đôn hậu trong cuộc sống dung dị ngày thường. Phố cổ Hội An là nơi tìm về cho những ai thích một chút hoài niệm, cổ kính và thanh bình
Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook