Về Đồng Tháp ăn khô cá lóc
Các công ty du lịch trọn gói hiện nay, ngoài các tour du lịch phổ biến về miền Tây, còn tổ chức những tour ngắn về thăm từng địa danh riêng lẻ rất phong phú, khiến du khách có thêm cơ hội để khám phá nhiều hơn và hiểu rõ hơn về vùng đồng bằng trù phú này. Nói đến miền Tây, không thể bỏ qua Đồng Tháp - vùng đất nằm ở đầu nguồn sông Tiền, có một nguồn sản vật vô cùng phong phú, đặc biệt là các loài cá. Vì vậy ở đây người dân bên cạnh việc đánh bắt còn gắn bó với nghề làm khô cá, trong đó phải kể đến khô cá lóc một món đặc sản của địa phương này.
Về Đồng Tháp, bạn sẽ có cơ hội thử qua nhiều các món ăn Đồng Tháp có sử dụng khô cá lóc. Hầu như bất cứ du khách đến thăm đất Đồng Tháp, ngoài được thưởng thức các món ăn từ khô cá, còn được giới thiệu về vùng đất Tam Nông nơi danh tiếng với những kỹ thuật tẩm ướp, phơi cá lóc rất công phu, làm cho những miếng cá lóc khô nhưng vẫn giữ được vị ngọt, hương vị đặc trưng của loài cá lóc. Vốn xuất phát từ một nhu cầu thực tế, khi mà mấy chục năm trước vào mùa mưa cá lóc rất nhiều, người dân ở đây đánh bắt nhưng ăn không hết nên mới nghĩ ra cách phơi khô, sơ chế để dành cho mùa sau. Dần dà, cá lóc khô trở thành một nghề, một thương hiệu của hàng trăm hộ dân nơi đây. Và đến hiện tại mỗi khi nhắc đến cá lóc khô là nhắc đến Đồng Tháp. Thành công của món cá lóc khô chính là lúc tẩm ướp gia vị, có về đây mới hiểu được sự công phu của món ăn dân dã này. Cá lóc sau khi đánh bắt về được làm sạch ruột, xẻ đôi ở phần sống lưng, dóc hết xương rồi cho vào tẩm ướp với muối trắng, mắm thơm, ớt cay, sả đập dập và nghệ để khử mùi tanh, tất nhiên tất cả nguyên liệu này đều được bỏ đều tay, và chỉ có những người dân lành nghề mới biết cách nêm nếm. Cuối cùng là đem đi phơi, nếu vào những ngày nắng thì chỉ cần 3 ngày là được, còn ngày mưa thì phải đợi đến lúc nào thịt cá se lại mới ổn. Bên cạnh đó, hiện tại để bán nên nhiều nhà hàng, khách sạn thích loại cá một nắng, khi thịt cá vừa se vẫn còn tươi, có độ ngọt cao hơn. Vùng đất Tam Nông – Đồng Tháp hiện tại vẫn còn rất nhiều gia đình gắn bó với nghề truyền thống này, nhất là vào mùa nước nổi khi cá lóc tràn về. Với những người dân nơi đây làm khô cá lóc không chỉ dừng lại ở một món ăn mà đó còn là một nghề, một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng gắn với đất và người.
Có dịp thực hiện tour miền Tây, ghé thăm Đồng Tháp, được ngồi bên dòng sông lộng gió, ngồi nướng khô cá lóc trên bếp than hồng sẽ là một kỷ niệm đầy thi vị khó có thể quên. Được “nghe” mùi mỡ cá cháy thơm nồng nàn, đợi cá chín tới, xẻ từng thớ thịt trắng ngần, đậm đà, thêm một chút rượu đế địa phương cay xè nữa thì quả thực chẳng có điều gì có thể thú vị hơn.