Đặt Tour: 0902 107 107

Thác Pongour - khoảng trời “bồng lai” hiếm thấy

thac-pongour-100-x75Có dịp vui chơi - du lịch Đà Lạt, hẳn bất cứ du khách nào cũng có dịp thăm ít nhất một vài ngọn thác nổi tiếng của phố núi. Trong những ngọn thác mang vẻ đẹp ấn tượng nhất, chắc chắn không thể thiếu những câu chuyện về thác Ponguor.
Khách thập phương thường dễ “phải lòng” đa dạng đề cử hồ thác nên thơ lẫn hùng vĩ của Đà Lạt. Bằng chứng là nhiều công ty du lịch giới thiệu tour tham quan ở xứ hoa Lâm Đồng, đều không quên bao gồm phong phú điểm đến thác nước, hồ, suối thiên nhiên cuốn hút. Ngoại thành Đà Lạt tập trung đông đảo hơn cả các ngọn thác kì vĩ nhất nhì toàn khu vực, mà Pongour từ lâu được xem như ‘đại diện’ đặc biệt. Vậy rốt cuộc, điểm hấp dẫn khó cưỡng của danh thắng “Nam Thiên Đệ Nhất Thác” này là gì?

  1. Thác Pongour - cảnh sắc ‘hớp hồn’ ngay cái nhìn đầu tiên

Xuôi theo tỉnh lộ Đà Lạt qua Đức Trọng, đến đoạn thủy điện Đại Ninh, rẽ vào nhánh đường nội thị, đi chừng 8km nữa là bạn có thể nhìn thấy cổng khu du lịch thác Pongour. Cung đường đến thác nằm trong khá nhiều lộ trình tham quan ngắn ngày - du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm hay 4 ngày 5 đêm; do đường xá xây dựng thoáng rộng, an ninh và khá dễ tìm. Nếu chọn tới đây vào mùa du lịch Đà Lạt cuối năm, những ai yêu cỏ cây còn được “đã mắt” nhìn ngắm hoa quỳ dại đua nở dọc đường đi cực kì đẹp.

thac-pongour

pongour

Tiến vào sâu trong khu du lịch thác Pongour, cảm giác trước tiên là không khí thanh bình, trong lành, với cảnh quan thực vật xanh mướt. Có 2 hướng xuống thác, một thoải - một hơi dóc, nên tùy sức và mong muốn khám phá, bạn có thể tìm cho mình trãi nghiệm ngoạn cảnh riêng. ‘Hớp hồn’ tất cả mọi người, tuy nhiên, vẫn là cảnh tượng ngọn thác Pongour khi đã hiện diện trước mắt.

Đổ xuống 7 tầng thác, với đỉnh cao trên 30m, ngang phải tới 100m, có đến hàng 5-7 nhánh nước rì rầm chảy từ thượng nguồn Đa Nhim. Tạm cởi giày dép, đi chân trần thơ thẩn lên tầng bậc thác đổ, chân chạm nước mát lạnh, tai nghe tiếng nước rốc rách hòa với tiếng chim rừng, tiếng gió lao xao êm đềm, mắt hướng ra thu về toàn cảnh mây nước - bạn sẽ dễ thấy như đang lạc vào chốn “bồng lai” tuyệt sắc nào.

Điều lý thú nữa của Pongour là, nước thác đổ xuống hồ trông mạnh mẽ như vậy, nhưng nơi đây lại khá an toàn - ‘thân thiện’ cho du khách tự do sải bước dọc ngang tìm hiểu, hóng mát và chụp ảnh. Sát hồ nước đầy còn có bãi đá bằng phẳng rất rộng, lý tưởng cho sinh hoạt cắm trại, vui chơi.

  1. Vẻ đẹp lịch sử - văn hóa

Pongour có không ít tên gọi khác nữa. Bản thân ‘pongour’ là danh từ tiếng K’ho, được giới toàn quyền Pháp khi xưa phiên âm cho dễ gọi. Dân bản địa lại chân phương hơn. Người thì đặt tên đây là ‘thác Mẹ’ hay ‘thác Bảy Tầng.’ Mang nét lãng mạn còn phải kể đến danh xưng ‘thác Thiên Thai,’ hay cái “sắc phong” nổi tiếng: ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’ (nghĩa là ‘Ngọn thác đẹp nhất phương Nam’). Thế nhưng, tồn tại bấy nhiêu cái tên, âu cũng xuất phát từ vẻ đẹp lịch sử đáng tự hào của Pongour và chính vùng đất nó thuộc về.

pongour-3

pongour

Truyện cổ dân tộc K’ho còn lưu lại, xưa có nàng Ka Nai - nữ tù trưởng xinh đẹp của bản làng trù phú quanh đất Phú Hội. Nàng có tài thuần hóa cả thú dữ, yêu thương buôn làng và khát khao giữ gìn lãnh thổ lẫn bản sắc văn hóa nơi đây. Trải bao biến cố - chiến tranh, Ka Nai vẫn bảo vệ tròn vẹn mảnh đất ‘máu thịt’ của dân tộc mình. Tương truyền, nàng trút hơi thở sau cùng nơi thượng nguồn ngọn thác Pongour. “Suối” tóc suông dài của nàng sau hóa thành dòng thác đầy sinh khí luôn ngày đêm tuôn chảy. Bảy tầng bậc điệp trùng của thác, là dấu vết chiếc sừng để lại của bốn con tê giác dũng mảnh từng được Ka Nai thu phục để giết giặc ngày trước. Ngọn thác thiêng từ đó mang tên Pongour (pon: bốn - gour: sừng tê).

 

thac-pongour-2

pongour

Nét nhân văn nơi câu chuyện cổ, mong mỏi chung về sự thống nhất - đoàn kết các dân tộc, đều xoay quanh ngọn thác đẹp. Và chính yếu tố này, làm nên cảm nhận chiều sâu đầy thi vị, cho những ai có dịp hiểu hơn về lịch sử hình thành Pongour. Tính cách con người cùng giá trị văn hóa Tây Nguyên duyên dáng “phản chiếu” dễ thấy nơi cái hùng vĩ mà vẫn thanh nhã của một thác nước đặc biệt. Vì thế, bên cạnh trải nghiệm thưởng ngoạn, được hòa mình giữa thiên nhiên, sắc trời Pongour - còn dễ khiến du khách đọng lại ít nhiều những xúc cảm ‘văn hóa’ thú vị.

  1. Mùa lễ hội chào đón mọi du khách

Quanh vùng, khó lòng nhìn thấy danh thắng tự nhiên nào được “ưu ái” bằng Pongour. Nếu yêu thích khám phá Tây Nguyên hay đã có kinh nghiệm thăm thú, đi du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm hay dài hơn, hẳn bạn sẽ nhận ra một điều ‘độc nhất vô nhị’ của thác nước xinh đẹp này: những lễ hội. Pongour là địa danh thiên nhiên hiếm có có ngày kỉ niệm riêng. Lễ kỉ niệm, hay lễ “vinh danh” thác, rơi vào rằm tháng Giêng âm lịch (tức Tết nguyên tiêu). Đây là thời điểm tụ họp, đàn hát, ca múa và giao lưu chuyện trò vui vẻ của đa dạng dân cư nơi mảnh đất núi rừng Tây Nguyên. Không chỉ bao gồm nhiều người dân bản xứ, lễ hội thác Pongour còn rất được du khách các nơi yêu thích tìm đến trải nghiệm.

pongour-4

pongour

Hình ảnh từng cặp nam nữ thanh niên trong phong phú sắc áo dân tộc, quây quần bên bãi đất cắm trại, rôm rả tụ hội để sinh hoạt văn nghệ, vui chơi; dễ để lại cảm nhận đặc trưng nô nức - rộn ràng với bất kì ai được dịp cùng tham dự. Ngày lễ này, thực tế, là một nét đại diện nổi bật trong các hoạt động văn hóa - du lịch của toàn tỉnh.

Bạn trẻ hay gia đình ưa chuộng loại hình du lịch tự túc, du lịch đoàn thể ngắn ngày (du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm, 2 ngày 2 đêm, 4 ngày 5 đêm,..) - chắc chắn không muốn bỏ lỡ tìm về nhiều thắng cảnh thiên nhiên hồ thác thơ mộng, tọa lạc phong phú quanh nội lẫn ngoại vi thành phố. Pongour là chọn lựa nổi trội trong số này. “Sở hữu” cảnh quanh ‘chất lượng,’ mang nét đẹp văn hóa lôi cuốn với lễ hội tươi vui, giá cả dịch vụ hợp lý, lộ trình thuận tiện; ‘Nam Thiên Đệ Nhất Thác’ đã có tất cả yếu tố hấp dẫn nhất, riêng chờ bạn khám phá.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook