Đặt Tour: 0902 107 107

Nét đẹp đậm đà bản sắc của lễ hội xuống đồng tại Bản Hồ - Sapa

Để cảm nhận rõ nét hơn nét đẹp văn hoá đầy màu sắc của bà con dân tộc Tày, Dao cùng sinh sống lâu đời tại Bản Hồ - Sapa, nhất định khi có dịp đi tour du lịch Sapa Lào Cai và đúng dịp lễ hội, bạn phải một lần cùng hoà mình trong không khí lễ hội sôi động truyền thống của họ. Một trong những lễ hội vui tươi và thú vị nhất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân tại đây là lễ hội xuống đồng. Lễ hội truyền thống này thường bắt đầu khai lễ từ sáng sớm mùng 8 tết âm lịch hàng năm và kéo dài đến tận khuya.

Mục lục
le-hoi-xuong-dong

lễ hội xuống đồng tại Bản Hồ

Trong cẩm nang du lịch Sapa Lào Cai, có khá nhiều thông tin về lễ hội của các dân tộc thiểu số, tuy nhiên Lễ hội xuống đồng với những nghi thức truyền thống còn nhiều nét bí ẩn. Hoà cùng không khí sôi động, nhiều màu sắc của người dân Bản Hồ, luôn thu hút sự háo hức của đông đảo người dân tại các vùng lân cận và cả du khách đang du ngoạn ở Sapa Lào Cai. Phần lễ được bắt đầu từ khi mặt trời chưa mọc, với nghi thức rước đất, rước nước. Đoàn rước gồm có thầy cúng, đội trống, đội khèn, hai đôi nam nữ chưa vợ chưa chồng khiêng kiệu rước được trang trí sặc sỡ.

Tiếp đến là kiệu rước đất, đất thiêng được lấy từ ngọn núi cao rất linh thiêng đối với người dân Bản Hồ. Sau đó là nghi thức dâng cúng lễ vật cho thần linh, với mâm lễ gồm một mâm quả còn, mâm xôi 7 màu, bánh dày ngũ sắc và thủ lợn, gà luộc, hoa quả... Thầy cúng của làng là người được giao trọng trách lần lượt thực hiện các nghi thức lễ trong không khí trang nghiêm, cung kính của người dân trong bản.

Sau phần lễ là phần hội diễn ra vô cùng sôi động, trong đó đặc sắc và nổi bậc nhất phải kể đến các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao. Nhưng náo nhiệt nhất và có nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu. Phần cuối lễ hội sẽ là các trò chơi dân gian, đã có mặt từ rất lâu nhưng vẫn được người dân trong làng yêu thích và duy trì cho đến ngày nay.

Lễ hội xuống đồng như một nghi thức cầu cho mưa thuận gió hoà, một năm mới mùa màng tốt tươi, đời sống của người dân trong bản được nhiều may mắn. Lễ hội từ lâu đã trở thành một sự kiện không thể thiếu của người dân Bản Hồ và cũng là một trong những nét đẹp văn hoá đặc sắc nhất cần được bảo tồn.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook