Lễ Vu Lan ở Cần Thơ
Khi nói đến du lịch miền Tây, rất nhiều người thường nhắc đến Cần Thơ đầu tiên, bởi vùng đất này sở hữu vẻ đẹp bình dị nên thơ, được ví như “đô thị miền sông nước”, do hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông hình thành bức tranh phong cảnh khá hấp dẫn du khách. Không chỉ vậy, Cần Thơ có rất nhiều lễ hội đặc sắc trong đó có Lễ hội Vu Lan hàng năm cũng rất được du khách quan tâm.
Trong cẩm nang du lịch miền Tây, ngoài thăm Bến Ninh Kiều, ngắm cầu Quang Trung, du thuyền thăm chợ nổi Cái Răng, tham quan Nhà Cổ ở Cần Thơ, du khách còn có thể khám phá những nét văn hóa đặc sắc được hội tụ trong những lễ hội lớn, trong đó Lễ Vu Lan có thể được xem là một trong những lễ hội không thể bỏ qua.
Lễ hội Vu Lan được tổ chức vào ngày 19 và 20/7 âm lịch hàng năm, là một ngày lễ lớn không chỉ của cộng đồng người Hoa ở Cần Thơ mà còn của cả người Việt, được diễn ra tại nghĩa trang người Hoa huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ nhằm thể hiện sự gắn bó bền chặt, tinh thần đoàn kết và sự giao lưu văn hoá giữa cộng đồng người Hoa và các dân tộc anh em. Đây là một trong những lễ hội được tổ chức quy mô, thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân và không chỉ du khách trong nước mà còn cả du khách ở nước ngoài. Lễ hội được tổ chức tại Quảng Triệu hội quán, đến đây, du khách sẽ thấy có rất nhiều người đến hội quán để đăng ký cúng cho cha mẹ, người thân mình. Đến nghĩa trang người Hoa ở huyện Phong Điền, du khách sẽ thấy người người qua lại tấp nập để chuẩn bị cho buổi lễ, ở ngoài cửa là hình vẽ của các vị thần với vẻ mặt oai phong. Phía sau các vị thần này là điện Địa Tạng - nơi dùng để đặt bài vị của những người quá cố và cũng là nơi để trai đàn, tụng kinh. Phía trước điện Địa Tạng là một cây phướn cao mang ý nghĩa dùng để dẫn đường cho các linh hồn đến nghe kinh và đi đầu thai. Bước vào trong điện, mâm lễ vật được bày trước các bài vị để cho đội nhạc lễ tụng kinh. Đặc biệt, phía trước bàn cúng có hình một chữ “đạo” được làm từ những hạt gạo trắng ngần được sắp xếp một cách hết sức khéo léo tạo sự thanh thoát, tinh khiết, mềm mại lại vừa đẹp mắt, thiêng liêng.
Đến giờ làm lễ, vị chủ lễ mặc một chiếc áo màu vàng, viền đen điều khiển buổi lễ. Tiếng tụng kinh, tiếng nhạc, tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng tụng kinh... tất cả hòa vào nhau tạo thành một âm thanh êm nhẹ, thoát tục, làm lòng lắng lại hướng đến cái thiện. Buổi lễ diễn ra đến khoảng 11 giờ trưa thì tạm nghỉ để dùng cơm. Buổi chiều, sau khi tụng kinh xong, người chủ trì buổi lễ cùng với đoàn nhạc lễ hướng dẫn khách đi qua Cầu Tiên để đưa ông bà, cha mẹ mình đi đầu thai. Buổi lễ qua cầu diễn ra rất nhộn nhịp, trên tay những người đến đây ai cũng cầm bài vị của người thân mình, đi qua một vòng sân trong nghĩa trang, vào viếng từ đường, rồi mới qua cầu. Khi qua cầu, người ta thả tiền xuống như một hình thức hối lộ cho âm binh. Qua cầu xong, bài vị của người thân sẽ được đốt, xem như ông bà, cha mẹ mình đã siêu thoát, đã được đầu thai.
Có dịp đi du lịch Cần Thơ đúng vào dịp Lễ Vu Lan, chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận rõ những nét đặc trưng trong văn hóa của người địa phương. Mộc mạc, giản thị, thân tình và cũng rất trang trọng những giá trị văn hóa ấy, người Cần Thơ luôn biết giữ gìn và lan tỏa đến du khách khắp nơi, bằng một tâm tình thật trìu mến rộng mở.
[relatedbox title="Tham khảo thêm"]
[/relatedbox]
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ