Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội Đổ Giàn độc đáo ở Bình Định

Theo cẩm nang du lịch Bình Định, cứ 4 năm một lần, vào các ngày 16 và 17/7 âm lịch hàng năm, vùng đất An Thái (thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) lại nô nức tổ chức lễ hội đổ giàn. Đây là một lễ hội văn hóa đặc trưng của vùng đất võ.

Có dịp đi tour Bình Đình, dịp Lễ hội đổ giàn, du khách không chỉ được tham gia vào không khí tưng bừng của thời khắc đổ giàn, được tận mắt chứng kiến các đường quyền nổi tiếng của Bình Định mà còn được hòa mình vào đời sống tinh thần hơn 200 năm qua của người dân nơi này.

le-hoi-do-gian

Lễ hội Đổ Giàn độc đáo ở Bình Định

Lễ hội đổ giàn thường được tổ chức tại sân đình, sân chùa để làm không gian sinh hoạt chung cho người dân và cũng để thể hiện ý nghĩa tâm linh trong lễ hội là cầu phúc vào những ngày rằm. Các địa điểm thường diễn ra lễ hội đổ giàn là chùa Ngũ Bang Hội Quán, chùa Bà Hỏa, gò Am Hồn. Ngày diễn ra lễ hội, người ta chuẩn bị rất công phu một cái giàn bằng tre gỗ, chắc chắn, cao khoảng 10m, trên cùng là một con heo quay – lễ vật mà các nhóm võ sĩ phải tranh nhau mang về. Theo quan niệm, võ sĩ nào mang được heo quay về trước thì xem như năm ấy cả làng hưởng đầy phúc lộc. Theo luật, khi người chủ xướng hô lên “Xô giàn” thì các võ sĩ sẽ dùng sức mạnh, sự khéo léo, nhanh nhẹn, nhất là các quyền cước tinh thông của mình để so tài cao thấp. Ai giành được heo quay còn phải vượt qua khỏi đám đông để mang lễ vật về địa điểm quy định.

Có thể nói, đổ giàn là khoảnh khắc vui nhất và đầy ý nghĩa trong suốt lễ hội. Tuy nhiên, trước và sau lễ đổ giàn cũng lắm điều thú vị. Trước ngày đổ giàn, các chùa đều tiến hành lễ làm chay, lễ rước bài vị, lễ rước thánh nước, lễ chẩn bần. Trong đó, đặc biệt nhất phải nói đến lễ rước thánh nước. Lễ này tiến hành vào khoảng 2 giờ sáng trong ngày đầu tiên của lễ đổ giàn, đoàn rước lễ sẽ đi ra sông Kôn, lấy một chum nước ở phía thượng nguồn rồi đặt nước thiêng lên kiệu rước về. Lúc này, hai bên đường, nhà dân nào cũng treo cờ hoa lộng lẫy, lập bàn hương án với lễ vật đầy mâm. Và sau lễ đổ giàn, bà con bắt đầu tham gia vào phần hội, đó là không gian của những tiết mục múa lân hay độc đáo, những bài diễn võ thuật đậm chất Bình Định, những hàng quán buôn bán món ăn chỉ có xứ này mới có… Và lễ phóng sinh các loài chim, cá chính là hoạt động cuối cùng để kết thúc lễ đổ giàn.

Sở dĩ ngày nay lễ hội đổ giàn ở An Nhơn, Bình Định ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của đông đảo mọi người vì đã từng có khoảng thời gian kéo dài gần 6 thập kỷ, lễ hội văn hóa này gần như bị biến mất hoàn toàn. May thay, từ những năm 2005, lễ hội đổ giàn đã hồi sinh và phát triển sung sức như những ngày đầu, tượng trưng cho tinh thần võ học mạnh mẽ trên chính vùng đất võ Bình Định. Chính vì sự hồi sinh này, du khách ngày nay đi tour du lịch đến Bình Định đúng dịp, sẽ có cơ hội để biết đến một lể hội độc đáo, tưởng chừng như đã bị bỏ quên.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook