Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội đền Măng Sơn - Hà Nội

Hằng năm, cứ sau kỳ Tết âm lịch là dân làng 5 xã trong tổng Tường Phiêu xưa gồm Sơn Đông, Sơn Trung, Tường Phiêu, Trạch Lôi, Thuần Mỹ lại nô nức chuẩn bị hội đền Măng Sơn để tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Tản Viên. Đây là lễ hội mang màu sắc riêng của vùng nhưng thu hút nhiều khách du lịch Hà Nội trong dịp lễ đầu năm.

Trong tour du lịch Hà Nội dịp sau tết, nhiều du khách đã không bỏ lỡ cơ hội khám phá lễ hội đền Măng Sơn. Tương truyền rằng xưa kia, trong những lần đi thăm thú các nơi, Đức Thánh Tản Viên đã đến vùng Sơn Đông trù phú. Trước cảnh sắc nên thơ, lòng dân đôn hậu, ngài đã ở lại và cho lập một cung điện trên đồi Măng Sơn. Từ đó, người dân trong vùng được ngài dạy cho cách săn bắt. Người ta kể lại rằng, giờ người dân vùng này săn bắt giỏi chính  là nhờ công ơn của Thánh Tản.


le-hoi-den-mang-son

Lễ hội đền Măng Sơn


Về sau, khi ngài rời quê hương Sơn Đông, dân làng tưởng nhớ công ơn đó nên đã lập đền thờ và hằng năm tổ chức lễ hội đền Măng Sơn. Vào ngày lễ hội, dân làng 5 xã cử đại diện mang lễ vật tập trung ở đình Sơn Trung. Lễ vật là một hộp quả hình lục lăng chồng 8 tầng và do 4 người khiêng. Phần rước kiệu long trong được các bô lão trong làng cắt cử các trai đinh từ 5 xã đảm trách. Ba cỗ kiệu được đặt long ngai bài của Tam vị  Đức Thánh Tản được rước kiệu lên đền Măng Sơn.

Một cỗ kiệu gồm 8 người đóng. Đi ngoài là một người cầm lộng, một người cầm cờ múa dẫn đường và một người đánh trống khẩu dẹp đám. Riêng kiệu Đức Thánh Tản Viên còn có thêm hai quạt quả lớn che hai bên. Đây là những cổ kiệu hiếm có của làng. Lễ rước kiệu còn là dịp để mọi người chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần thánh của các vị thần của dân gian được trang trọng trong những bộ yên đai lộng lẫy.

Đền Măng Sơn là nơi tổ chức nghi lễ trang trọng của người dân 5 xã trong toàn tổng bày tỏ lòng thành kính với thần linh. Mỗi xã đều cử đại diện vào tế lễ. Chủ tế phải là cụ già của Đồ Sơn. Những người được chọn làm đại diện tế lễ phải là những cao niên có phẩm hạnh của làng. Và theo phong tục, mâm ngủ quả dâng lên thần bày các thứ quả có sẵn trong vùng. Tuy nhiên không thể thiếu mít xanh, loại mít đặc trưng của Sơn Đông. Kế đến là quả bưởi, quả chuối, quả cam hoặc quả mít,..Và thêm một cỗ lễ khác thì lại không thể thiếu thú rừng. Ngày nay, có thể do thú rừng khan hiếm nên người ta thay thế ba miếng thịt lợn sống. Quá trình tế lễ là do ông chủ lễ thay mặt cả làng diễn lại nghi thức dân làng hưởng lộc do Đức Thánh Tản săn bắt được thú cho dân. Chủ tế nâng chén làm động tác giả uống, cũng như lật đi lật lại 3 miếng thịt lợn để hưởng lộc của ngài.

Sau cuộc tế lễ đền Măng Sơn, dân làng rước kiệu từ đền về bãi dọc Thày hạ kiệu và tổ chức các sinh hoạt vui chơi của ngày hội. Tại đây, nam nữ đám đúm giao duyên. Các đô vật của làng tham gia giật giải và có nhiều trò chơi dân gian khác như bắn nỏ, đánh đu cây. Tối đến là lễ rước đuốc rực rỡ làm cho lễ hội làng thêm lung linh huyền ảo. Sau cùng, dân làng lại rước kiệu các vị về an vị lại đình Sơn Trung để kết thúc một kỳ lễ hội của làng.

Trong kinh nghiệm du lịch Hà Nội của nhiều du khách, Lễ hội đền Măng Sơn rất được chú ý và ghi nhận lại với nhiều ấn tượng rất tốt đẹp. Bởi đây là một lễ hội thể hiện truyền thống văn hóa của dân làng, là dịp người dân tri ân đến vị thần đã mang đến cho dân làng sự phồn thịnh cũng thắt chặt tình đoàn kết xóm làng. Những giá trị đáng quý này được gìn giữ qua thời gian, trở thành món quà tinh thần ý nghĩa và giá trị cho các thế hệ về sau.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook