Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ giỗ Tứ Kiệt ở Tiền Giang

Hành trình du lịch Tiền Giang với nhiều du khách không chỉ ấn tượng bởi vườn cây trái tươi tốt, sông nước hữu tình, mà còn bởi những lễ hội địa phương đặc sắc và ý nghĩa như Lễ giỗ Tứ Kiệt chẳng hạn.


le-gio-tu-kiet-tien-giang

Lễ giỗ Tứ Kiệt ở Tiền Giang

Theo cẩm nang du lịch Tiền Giang, bạn sẽ được biết đến việc giải thích về cụm từ Tứ Kiệt. Tứ Kiệt là cách gọi thành kính của người dân Tiền Giang đối với 4 vị anh hùng trong thời kỳ chống Pháp ở vùng đất Cai Lây, Cái Bè. Tứ Kiệt bao gồm: ông Nguyễn Thanh Long, ông Trương Văn Rộng, ông Ngô Tấn Đước và ông Trần Công Thận. Bốn nhân vật này đã bị giặc Pháp xử chém vào ngày 25 tháng 12 năm Canh Ngọ. Nhưng điều đặc biệt là ngày giỗ của Tứ Kiệt lại được người dân tổ chức vào rằm tháng giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 8 và ngày 25/12. Lý do là bởi bấy giờ sợ quân Pháp dòm ngó, phá hoại các nghi thức cúng bái của người dân dành cho 4 vị anh hùng, nên người dân ở đây phải cúng giỗ vào các ngày rằm để qua mắt kẻ thù. Ngày nay, lễ giỗ Tứ Kiệt vẫn tiếp tục diễn ra theo các thời gian đó, và được tổ chức long trọng tại Lăng Tứ Kiệt (thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

Theo lời kể, Tứ Kiệt là lính đồn điền của Thiên hộ Võ Duy Dương và Phó tướng Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Bốn ông trong Tứ Kiệt đều có sức khỏe phi thường, võ nghệ tinh thông, nước da rám nắng, râu rậm, tóc dài và cả 4 đều có sở trường là chạy nhảy rất nhanh. Và khi nghĩa quân của Thiên hộ Võ Duy Dương bị tan rã, Tứ Kiệt đã tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chống giặc. Với nghệ thuật chiến đấu dân gian, Tứ Kiệt đã nhiều phen khiến quân giặc khiếp sợ, hoang mang, thiệt hại… chỉ bằng vũ khí gậy gộc thô sơ. Nổi tiếng nhất chính là trận đánh vào thành Định Tường. Trong trận này, Tứ Kiệt đã dụng mưu cải trang lẻn vào nội thành để phóng hỏa toàn bộ kho lương của giặc.

Cảm thấy bất an trước nhiều cuộc tiến công của Tứ Kiệt, quân Pháp đã quyết tâm tiêu diệt nghĩa quân. Sau nhiều lần dùng cách đối đầu nảy lửa không thành, quân Pháp chuyển sang kế sách bắt và tra tấn người thân, dân làng vô tội hòng dụ Tứ Kiệt ra đem mình nộp mạng. Âm mưu của Pháp thành công, Tứ Kiệt đã tự nộp mình cho giặc để đổi lại sự an toàn cho người thân và dân chúng. Đến ngày 25/12 năm Canh Ngọ, Pháp xử chém Tứ Kiệt.

Sau khi hy sinh, thi thể của 4 ông được người thân, dân làng mang về chôn cất và lập miếu thờ, hương khói quanh năm. Nhưng trải qua nhiều sóng gió của chiến tranh, thời gian, thiên tai địch họa thì miếu thờ có giai đoạn đã hư hỏng nặng nề. Đến năm 1967, người dân Cai Lậy đã quyên góp của cải, vật chất để trùng tu ngôi miếu, xây dựng thêm nhiều hạng mục công trình cần thiết, như nhà tưởng niệm, nhà mộ, nhà khách.

Lễ giỗ Tứ Kiệt đến nay đã trở thành lễ giỗ thân thuộc không chỉ của người dân Tiền Giang mà còn của những khách thập phương. Trong lễ giỗ, du khách sẽ được nghe ôn lại những quá trình sinh ra, lớn lên, tham gia kháng chiến, chiến công, thành tích… của từng nhân vật trong Tứ Kiệt. Du khách cũng sẽ có cơ hội thắp một nhén nhang như lời tri ân gửi đến các anh hùng ngã xuống cho độc lập dân tộc.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook