Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ bỏ mả nét đẹp trong văn hóa hai dân tộc Bana và Gia – Rai

le-bo-maDu lịch Tây Nguyên trong đó có du lịch Gia Lai là hành trình rất thú vị cho những ai yêu núi rừng hùng vỹ và văn hóa bản làng độc đáo. Vùng đất của nhiều dân tộc anh em này là nơi sản sinh những điểm đặc sắc về văn hóa trong đó có những lễ hội phong phú. Trong số các lễ hội phong phú đó, lễ bỏ mả có thể xem là một nét đẹp tâm linh của người dân tại đây. Đặc biệt, ở tỉnh Gia Lai, hai dân tộc Bana và Gia – Rai đều có chung lễ hội độc đáo này.

Trong những điều cần biết khi đi du lịch Gia Lai, có cơ hội tham dự lễ hội là một dịp may không nên bỏ lỡ. Nói về Lễ bỏ mả, lễ hội này diễn ra hằng năm, khi mùa mưa bắt đầu kết thúc, thường là từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, và những người dân nơi đây tổ chức khi mùa màng thu hoạch xong. Với hai dân tộc Bana và Gia – Rai đều gọi lễ bỏ mả là lễ Bơ thi, với họ đây là một lễ hội dài nhất, lớn nhất và là dịp đông vui nhất, thường kéo dài từ 3 đến 6 ngày.

le-bo-ma-1

Lễ bỏ mả nét đẹp trong văn hóa hai dân tộc Bana và Gia – Rai

Theo quan niệm đời sống tâm linh của người dân địa phương thì người sống có hồn nên khi chết hồn sẽ thành ma. Bởi thế nên khi trong một gia đình có người thân chết đi hằng ngày họ vẫn đem cơm nước, rồi cùng dọn dẹp nhà mồ sạch sẽ. Và chỉ đợi đến khi lễ bỏ mả hoàn thành thì người chết lúc này mới về với tổ tiên, và người sống không còn ràng buộc gì với người chết nữa.

Theo những điều cần biết khi đi du lịch Gia Lai có đề cập, Lễ bỏ mả ở Gia Lai được diễn ra gồm 3 công đoạn: Lễ dựng lại nhà mồ, lễ bỏ mả và lễ giải phóng. Và những nghi thức này thường diễn ra vào buổi chiều, được bắt đầu bằng một cuộc trình diễn lớn quanh nhà mồ, sau đó già làng sẽ đại diện làm lễ cúng, trong lúc này những người thân trong nhà sẽ khóc than lần cuối với người đã khuất.

Tiếng trống, tiếng chiêng tiếp tục nổi lên, đoàn rước đi bao gồm những người đánh trống, đánh khiên, rồi tiếng cồng chiêng, rồi người đeo mặt nạ, những phụ nữ sẽ múa xung quanh, đoàn người đi quanh nhà mồ làm nhiều động tác theo tiếng nhạc. Một điểm đặc biệt là trang phục của những người trong đoàn hiện lên nhiều màu sắc sặc sỡ nhưng rất trang nghiêm.

Sau khi lễ bỏ mả hoàn thành, người sống sẽ không còn ràng buộc với người chết. Người sống lúc này nếu muốn đi lấy chồng, lấy vợ thì đã được chấp thuận, và họ cũng có thể đi dự nhiều cuộc vui của dân làng. Lúc này nhà mồ cũng sẽ bị bỏ, lễ bỏ mả kết thúc.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook