Những giai thoại kì bí về Khu nhà công tử Bạc Liêu
Đầu thế kỷ XX, tại Bạc Liêu xuất hiện vị Hắc công tử nổi tiếng ăn chơi nhất xứ Nam Kỳ. Ngày nay, ngôi nhà công tử Bạc Liêu - nơi mà nhân vật này từng ở cũng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho những ai có dịp ghé thăm vùng đất trù phú này.
1. Hướng dẫn chi tiết đường đến tham quan nhà công tử Bạc Liêu
Địa chỉ nhà công tử Bạc Liêu nằm tại đường Điện Biên Phủ, Phường 3, ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu. Điểm đến rất thuận tiện và dễ tìm, du khách có thể tới đây tham quan bằng xe máy hoặc taxi đều được. Trong các chương trình du lich miền Tây, nơi đây đã trở thành điểm tham quan không còn quá xa lạ.
1.1 Di chuyển từ Hà Nội
Từ Hà Nội, nếu muốn đến thăm nhà công tử Bạc Liêu trước tiên bạn phải đến được Cần Thơ. Di chuyển bằng máy bay trên cho quãng đường này thường mất từ 1 - 1,5 tiếng. Giá vé máy bay khác nhau tùy vào thời gian và hãng bay. Thời điểm thấp nhất có khi chỉ mất 800k.
Đáp xuống sân bay Cần Thơ khách có thể chọn hãng xe uy tín để tiếp tục đi đến Bạc Liêu. Thường thì Phương Trang hoặc Thành Bưởi là 2 hãng xe mà khách du lịch ưa chuộng nhất. Mỗi chuyến xe cách nhau tầm 30 phút với giá vé từ 100k - 150k.
Ngoài ra còn có chuyến bay Hà Nội - Cà Mau, tuy nhiên phải quá cảnh vì chưa có chuyến bay thẳng nên thời gian sẽ lâu hơn một chút. Hãng Vietnam Airline lấy giá đường bay này tầm 3 triệu, tùy thời điểm. Tại sân bay Cà Mau bạn có thể mất tầm 1h đi xe khách đến Bạc Liêu.
Đối với tuyến Cà Mau - Bạc Liêu, giá nhà xe Phương Trang: 60k/ lượt. Giá nhà xe Tuấn Hưng: 60k/ lượt. Theo kinh nghiệm du lịch miền Tây, cách đi bằng xe máy luôn mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và bất ngờ nhất.
1.2 Di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh
Từ thành phố Hồ Chí Minh, để thuận tiện thì bạn nên bắt xe khách tới Cần Thơ rồi đi tiếp về Bạc Liêu. 2 hãng xe Thành Bưởi và Phương Trang luôn là 2 lựa chọn tiêu biểu khi du khách muốn thăm thú miền Tây.
Hoặc bạn cũng có thể chọn chuyến bay thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau. Giá vé khoảng 1tr 500k tùy thời điểm.
1.3 Di chuyển từ Cần Thơ
Trung tâm Cần Thơ cách nhà công tử Bạc Liêu khoảng 100km. Tại đây có rất nhiều xe khách chạy tuyến đường Bạc Liêu. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn dịch vụ xe ôm hoặc taxi giá rẻ tại đây. Trong các hành trình tour du lịch miền Tây 2 ngày 1 đêm, bạn cũng có thể kết hợp hai địa điểm này để tham quan vì có rất rất nhiều cảnh đẹp.
2. Ngôi nhà trăm tỉ của vị công tử Bạc Liêu
2.1 Kiến trúc nhà công từ Bạc Liêu
Dẫu hơn 1 thế kỉ đã trôi qua nhưng những đường nét cơ bản của ngôi nhà ngày nào vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn. Từng con ốc vít, bù loong vẫn đậm kí tự chữ P, ý chỉ nơi xuất xứ là thành phố Paris tráng lệ. Xứ Nam Kì ngày ấy chưa có căn nhà nào bề thế như nhà công tử Bạc Liêu.
Xét về mặt tổng thể, nhà có 2 tầng với 2 gam màu trắng và vàng là chủ đạo. Thép đúc, đá cẩm, gạch là vật liệu chủ đạo làm nên căn nhà kiên cố đến ngày nay. Một phong cách rất Pháp đã được thể hiện qua công trình hoành tráng này, đây là đại diện của lối kiến trúc Paris xưa mà nước ta vẫn còn lưu giữ.
2.2 Nội thất nhà công từ Bạc Liêu
Dẫu chưa từng đi du lịch Bạc Liêu lần nào, hay chưa từng biết nhiều về Bạc Liêu, chắc chắn một điều bạn cũng đã ít nhiều nghe đến cái tên Hắc công tử nổi danh một thời. Nhà công tử Bạc Liêu là nơi còn ghi dấu lại rất nhiều điều, mà hành trình du lịch tham quan điểm đến này, sẽ giúp bạn sáng tỏ.
Dù danh tiếng và những lời đồn đại về mức độ giàu có là vậy nhưng phải một lần tận mắt nhìn thấy sự xa hoa của chàng công tử thì du khách mới tin rằng đó là sự thật không ngoa.
Nhà công tử Bạc Liêu được xây dựng vào năm 1919, phần lớn các vật liệu đều được nhập từ Pháp. Với lối kiến trúc hiện đại, bày trí hài hòa, sang trọng thì ngày ấy trong mắt người dân, nhà công tử Bạc Liêu là một căn biệt thự mà có nằm mơ cũng không ai tưởng đến. Hiện nay, hầu như căn nhà vẫn giữ nguyên được cấu trúc, giúp khách du lịch cảm nhận được chân thật không gian sống ngày ấy của công tử nức tiếng Nam Kỳ.
Đến đây, bạn sẽ được tham quan từ tầng trệt ngôi nhà cho đến đại sảnh, những dãy lầu dẫn lên các tầng phía trên. Phòng ngủ nằm trên lầu có 3 phòng, 2 đại sảnh, tất cả đều toát lên bề thế sang trọng của một gia đình quyền quý.
Vốn là người có tính hào hoa, phóng khoáng, mọi chi tiết trong ngôi nhà dường như cũng lột tả được con người công tử Bạc Liêu, thông qua những đường nét tỉ mỉ, mềm mại khắc trên tường, cột, cửa… Những chiếc đèn tỏa ánh vàng sang trọng, hay những khung cửa chỉ cần vén màn là có thể thấy được thiên nhiên thơ mộng bên ngoài.
Thú vị nhất là chiếc điện thoại từ thời Pháp thuộc đang đặt trong phòng công tử Bạc Liêu đến nay vẫn sử dụng được. Người ta cho rằng, nhà công tử Bạc Liêu không chỉ đẹp về kiến trúc mà còn chinh phục người tới thăm bởi vô số cổ vật quý bằng sứ, đồng, gỗ…
3. Những giai thoại lì kì về cuộc đời vị công tử Bạc Liêu hào hoa
3.1 Người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng
Giữa thời kì đất nước còn nghèo, kinh tế còn khó, người nông dân bình thường chẳng dám mơ tưởng đến việc sở hữu một chiếc xe đạp ấy vậy mà ông Trần Đình Huy - biệt danh công tử Bạc Liêu (hay còn gọi là Hắc công tử, Ba Huy) đã sở hữu cả một chiếc máy bay. Chủ yếu ông dùng nó vào việc đi thăm ruộng.
Người ta kể lại rằng, có lần ông tranh lái với phi công, tự lái ra Hà Tiên dạo chơi. Lạc đường lại thêm hết nhiên liệu, máy bay đáp xuống tận khu vực Thái Lan (gọi là Xiêm lúc bấy giờ). Nước bạn bắt giữ ông lại và đòi 200 ngàn giạ lúa thì mới cho chuộc về. Ngay sau đó, đoàn xe chở lúa đến nộp phạt kéo dài cả một con sông.
3.2 Gia tài đồ sộ nhất vùng
Nhiều người truyền tai nhau rằng, công tử Bạc Liêu có một gia tài kết xù, độ giàu bảo đứng thứ 2 thì chẳng ai dám vỗ ngực đứng hàng thứ 1. Ruộng lúa của người cò bay thẳng cánh, mỗi lần thăm ruộng bằng xe thì phải mất mấy ngày liền mới thăm xong. Còn cụ thể ông có bao nhiều tiền, bao nhiêu vàng thì ít ai biết.
Sau này khi thống kê, kiểm định, người ta ước tính tài sản của vị Hắc công tử lên đến hơn 5 tấn vàng, 200ha ruộng đất ở Bạc Liêu và vùng lân cận. Đấy là chưa kể số ruộng muối hay những căn nhà mặt phố và tài sản cá nhân.
3.3 Cuộc chiến Hắc Bạch công tử lừng danh
Cùng với Hắc công tử - Trần Trinh Huy, thời bấy giờ còn có một vị Bạch công tử - Lê Công Phước cũng nổi tiếng về độ chịu chơi và xa hoa không kém.
Để tranh giành ngôi vị quán quân mà 2 người đã có những cuộc "đấu đá" gây cấn. Những câu chuyện này được lắm người chứng kiến và truyền miệng lại một cách ly kỳ.
Rầm rộ nhất trong số đấy chính là câu chuyện về cô Ba Trà - cô đào hát nổi tiếng cả về giọng ca lẫn nhan sắc. Vẻ đẹp của người con gái đôi mươi lấy lòng được cùng lúc cả 2 chàng công tử, cuộc chạy đua để gây sự chú ý với nàng là những màn xa xỉ, vun tiền như giấy.
Tương truyền, Bạch công tử gửi tặng cô Ba chiếc nhẫn hột xoàn giá 3 nghìn bạc. Giá trị chiếc nhẫn lúc ấy tương đương lương của ông Thống đốc Nam Kỳ làm cả nă. Nghe vậy, Hắc công tử liền sợ thua kém, tặng cho nàng chiếc nhẫn giá trị gấp đôi, công khai quyết chiến chàng Bạch công tử.
Lại một câu chuyện khác người ta kể lại. Đang lúc xem cô Ba Trà hát, Bạch công tử làm rơi tờ giấy bạc 5 đồng. Hắc công tử thấy thế, đốt tờ giấy bạc 100 đồng làm đuốc soi cho ông tìm kiếm. Hành động trên khiến Bạch công tử trước đông người phải một phen bẽn mặt.
3.4 Lối sống xa hoa nhưng biết cách quản lí tiền bạc
Người ta vẫn hay bảo rằng đừng dạy người giàu cách tiêu tiền. Sự xa hoa và phung phí của công tử Bạc Liêu đồng nghĩa với trí thông minh và khả năng kiếm tiền của ông ấy. Mặc dù ăn chơi nhiều nhưng để đánh giá thì phải khẳng định rằng đây là con người có tầm nhìn rộng lớn. Không chôn chân tại chỗ, ông qua tận nước bạn bên Pháp để học tập và phát triển nông nghiệp.
Tất cả tiền của ông có được đều giao cho một người tên Henry quản lý, Henry giúp ông chi tiêu một cách phù hợp và nhận mức lương 10% do ông chi trả.
Thỉnh thoảng, Hắc công tử cũng đề ra nhiều biện pháp nông nghiệp mới, giúp người nông dân phát triển mùa vụ. Giảm tô, giảm thuế giúp đỡ người nghèo, xóa nợ cho tá điền khó khăn... Hứa giúp người khác điều gì ông cũng đều thực hiện cho kì được.
Thời bấy giờ, công tử Bạc Liêu cũng là người đầu tiền mở ra ngân hàng tư nhân tại Việt Nam. Tất nhiên chỉ có những phú hộ giàu có thời buổi ấy mới đủ điều kiện đến đây gửi tiền tiết kiệm.
3.5 Thời kì suy bại của gia tộc huy hoàng
Ông bà ta vẫn hay bảo "Chẳng ai giàu 3 họ, chẳng ai khó 3 đời". Tiền có chất như núi thì cũng có ngày lỡ và sự huy hoàng của một gia tộc Trần Trinh - công tử Bạc Liêu cũng không ngoại lệ.
Đấy là vào thời điểm năm 1960, ngay giữa cuộc cách mạng ruộng đất. Nhiều bá hộ thời này điêu đứng, ruộng đất bị tước đoạt trở nên trắng tay. Nhà Trần Trinh suy bại dần, cộng với thói quen tiêu xài tiền bạc trước đây, gia tài cứ thế hau hụt nhanh chóng. Đỉnh điểm của sự khó khăn là năm 1975, tài sản của công tử Bạc Liêu chỉ còn lại vài căn nhà phố đất Sài Gòn. Sau lần bán đất cuối cùng, cả nhà quyết định dọn ra nước ngoài sinh sống.
Hiện nay chỉ còn lại duy nhất một người con ruột của công tử Bạc Liêu là ở tại Việt Nam, nhưng cuộc sống cũng khá khó khăn và chật vật. Sự giàu có một thời của gia tộc nhà Trần Trinh đi cả vào giai thoại là vậy, thế nhưng bây giờ cũng đã mất hết, chẳng còn gì.
4. Tham quan những địa điểm cạnh nhà công tử Bạc Liêu
4.1 Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu
- Địa chỉ: ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, tỉnh Bạc Liêu
Cạnh nhà công tử Bạc Liêu còn có cánh đồng quạt gió rộng lớn, nổi tiếng. Nơi đây có hơn hàng trăm cối xay gió khổng lồ ngày đêm đứng "gác biển", sản xuất điện phục vụ người dân. Một khung cảnh hoành tráng chẳng khác gì trời Tây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về sự phát triển kinh tế của Bạc Liêu ngày nay.
Thường vào dịp cuối tuần, rất nhiều bạn trẻ đến đây để ngắm cảnh và lưu giữ lại những bức ảnh đẹp.
4.2 Mẹ Nam Hải Bạc Liêu
- Địa chỉ: Đê Biển, Phường Nhà Mát, Bạc Liêu
Mẹ Nam Hải cách nhà công tử Bạc Liêu không xa, là điểm đến tâm linh được nhiều người dân trong vùng thường xuyên lui tới hành hương. Tượng Đức Mẹ hiền từ hướng mặt ra biển như lời khấn nguyện bình an cho những đứa con bám biển mưu sinh.
Để cầu an yên, tai qua nạn khỏi, trước khi ra biển đánh bắt ngư dân thường đến tượng Mẹ Nam Hải thành tâm khấn nguyện. Không chỉ có một, khắp khuôn viên còn có nhiều bức tượng Mẹ Nam Hải khác. Các bức tượng đều có đường nét điêu khắc và kiến trúc đẹp mắt, tỉ mỉ.
Quá khứ đã qua đi, dù sự huy hoàng một thời của gia tộc Trần Trinh đã đi vào dĩ vãng, nhưng ngôi nhà công tử Bạc Liêu vẫn còn đó vẻ xa hoa một thời. Tham quan địa điểm du lịch này, phần nào nhắc nhớ cho du khách xa gần về giai thoại đầy lý thú mà ai cũng từng một lần được lắng nghe.
Comments
Có thể bạn quan tâm
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ