Đặt Tour: 0902 107 107

Hòn Bà Vũng Tàu: khi nào mới xuất hiện con đường đi bộ trên biển

Hòn Bà là địa điểm du lịch nổi tiếng khá lâu đời của thành phố du lịch Vũng Tàu. Nổi danh không chỉ vì vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú. Hòn Bà Vũng Tàu còn thu hút khách du lịch bởi sự ly kỳ, hấp dẫn về yếu tố tâm linh bí ẩn.

1. Sơ lược về Hòn Bà Vũng Tàu

Hòn Bà từ lâu đã trở thành địa danh thu hút lượng lớn du khách khi đến với thành phố Vũng Tàu. Đảo thuộc khu vực Bãi Sau với diện tích khá nhỏ, chỉ tầm 5000 mét vuông. Nơi đây còn được gọi bởi nhiều tên khác như hòn Ba Viên Đạn hay hòn Archinard.

hon-ba-vung-tau

Hòn Bà là một đảo tách biệt nằm chơi vơi giữa biển khơi


hon-ba-vung-tau-view

Đảo có diện tích nhỏ, cùng với nhiều tên gọi qua từng thời kỳ

Vì diện tích nhỏ, du khách chỉ mất khoảng 15 phút là có thể tham quan toàn bộ khu vực đảo Hòn Bà. Đa phần khách tham quan đến đây để chiêm ngưỡng khung cảnh hoang sơ mênh mông biển trời, và viếng cảnh Miếu Hòn Bà - một ngôi miếu linh thiên nức tiếng.

2. Cách thức và thời gian di chuyển đến Hòn Bà

2.1. Cách di chuyển đến đảo

Đứng nhìn từ núi Tao Phùng hoặc Mũi Nghinh Phong có thể dễ dàng nhận ra một hòn đảo nhỏ chơi vơi giữa biển chỉ cách bờ không xa. Đó chính là đảo Hòn Bà.


nui-tao-phung-nhin-tu-hon-ba

Từ mũi Nghinh Phong và đỉnh núi Tao Phùng có thể nhìn thấy đảo Hòn Bà và ngược lại

Cách thức di chuyển đến đây cũng rất đơn giản. Từ trung tâm thành phố Vũng Tàu, có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy rồi gửi xe ở giữa hoặc ngay chân dốc Thùy Vân. Từ bãi xe đi bộ thêm tầm 5-10 phút trên bãi cát là có thể đến được bờ biển nơi chúng ta xuất phát di chuyển đến đảo.


hon-ba-tach-biet-giua-bien

Từ bãi cát đến đảo chỉ khoảng 200 mét

Có 2 cách để ra đảo Hòn Bà. Cách thứ nhất là du khách có thể đi tàu, thuyền theo hình vòng cung vì xung quanh đảo có rất nhiều bãi đá ngầm nguy hiểm. Tuy nhiên, khách du lịch đến đây thường lựa chọn cách thứ hai. Đó là đi bộ trên “con đường dưới đáy biển” dài khoảng 200 mét từ Bãi Sau để lên đảo Hòn Bà.


con-duong-tren-bien

Con đường trên biển nổi danh dẫn đến đảo Hòn Bà

Hiển nhiên, con đường này không thể sử dụng thường xuyên. Nó chỉ xuất hiện vào vài ngày trong tháng, khi thủy triều xuống thấp nhất và chỉ xuất hiện vài giờ mà thôi.


hon-ba-ngay-thuy-trieu-cao

Vào những ngày thủy triều dâng cao dường như không thể thấy được con đường

Tuy nhiên vì không phải lúc nào cũng có thể đi bằng con đường này. Những lúc thủy triều cao, du khách sẽ đến tham quan đảo Hòn Bà bằng thuyền cập sẵn ở sát bờ biển. Chi phí thuê thuyền ở đây là 500,000 đồng/chuyến. Nến tham gia tour Vũng Tàu 2 ngày 1 đêm thông thường bạn sẽ được hướng dẫn cách đi Hòn Bà thuận tiện nhất. 

2.2. Thời gian xuất hiện “con đường trên biển”

Là một nét đặc sắc nổi bật khi tham quan du lịch đảo Hòn Bà, “con đường trên biển” luôn được du khách cân đo đong đếm ngày giờ kỹ càng để trải nghiệm cảm giác thú vị này. Chỉ vỏn vẹn 200 mét với những viên đá gập ghềnh, hai bên là nước biển lấp xấp. Vậy mà con đường này đã để lại cho du khách biết bao cảm giác bồi hồi khó tả.

conduong-tren-bien-lo-ra

Đi dọc con đường giữa biển mênh mông sẽ đem lại một trải nghiệm mới mẻ

Bước từng bước giữa biển trời mênh mông, xung quanh là một màu xanh biêng biếc. Bên tai là tiếng sóng vỗ rì rào cùng với gió biển lao xao. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên đối với những ai đã từng tham quan thắng cảnh Hòn Bà Vũng Tàu.

luong-du-khach-den-hon-ba-dong-dao

Những ngày nước rút, lượng du khách đi bộ đến Hòn Bà rất đông

Theo kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu, ngày thủy triều rút thấp nhất là những ngày rằm hàng tháng, tức là khoảng ngày 14, 15 âm lịch. Nhất là vào khoảng chiều tầm 17 giờ, con đường này sẽ lộ ra rõ ràng, dễ dàng cho du khách đi qua. Đây cũng là thời điểm miếu Hòn Bà trên đảo thường diễn ra những lễ cúng viếng hàng tháng.

3. Miếu Hòn Bà Vũng Tàu

3.1. Lịch sử miếu Hòn Bà

Được biết miếu được xây dựng vào thế kỷ XIX bởi một vị hương chức (một chức quan ở địa phương ngày xưa) gốc miền Trung tên là Hồ Quang Minh. Lúc đó miếu lấy tên là Miếu Bà, bên trong thờ thần nữ Thủy Long để cầu bình an cho ngư dân làng Thắng Tam (Vũng Tàu xưa).

mieu-hon-ba-nhin-tu-xa

Miếu Hòn Bà là nơi thờ thần nữ Thủy Long cầu bình an cho ngư dân

Sau đó vào năm 1939, khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, một viên sĩ quan tên Archinard đã cho nổ 3 phát đại pháo vào nhưng chỉ có 1 phát là trúng và làm hư hại một phần góc miếu. Cũng vì lí do này mà người ta còn gọi nơi đây là hòn Ba Viên Đạn.

Ly kỳ hơn là chỉ vài ngày sau đó, vị sĩ quan nọ cũng đột ngột bỏ mạng tại miếu Hòn Bà vì lí do “bất cẩn khi sử dụng súng”. Từ đó, người ta càng tin rằng miếu rất  linh thiêng mà dừng hẳn các hoạt động phá hoại. Người Pháp cũng gọi đảo Hòn Bà là đảo Archinard theo tên vị sĩ quan kia.

mieu-hon-ba

Trải qua nhiều biến cố, miếu ngày càng nổi tiếng về sự linh thiêng, được nhiều khách hành hương từ xa đến viếng

Mãi cho đến năm 1971, miếu Hòn Bà mới được người dân tu sửa lần đầu tiên. Đại diện là một người gốc Trà Vinh tên là Thanh Phong đứng ra kêu gọi và quyên góp tiền xây sửa lại miếu. Sau nhiều lần trùng tu thì ngày nay miếu đã trở nên khang trang, rộng rãi hơn, có cả cổng và con đường đá dẫn lên sân miếu.

mieu-hon-ba

Trải qua nhiều đợt trùng tu miếu đã có khuôn viên rộng rãi như ngày nay

Trong thời kỳ kháng chiến, miếu Hòn Bà còn là địa điểm tập kết, bàn chiến lược của các chiến sĩ cách mạng. Một trong những minh chứng hiện hữu cho những năm tháng ấy đến ngày nay chính là đường hầm thoát hiểm vẫn còn tồn tại trong khuôn viên miếu Hòn Bà.

3.2. Các ngày lễ, cúng viếng ở miếu

Hằng năm tại nơi đây có 4 lễ cúng lớn dựa theo thủy triều là các lễ tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch. Trong đó lễ tháng Giêng và tháng 7 là lớn nhất, thu hút hàng nghìn khách hành hương mỗi năm.

le-vieng-mieu-hon-ba

Các hoạt động thờ cúng, lễ viếng vẫn được ban quản lý miếu tổ chức đầy đủ

Vào các ngày này, mực nước biển thường xuống rất thấp. Khách hành hương có thể dễ dàng di chuyển bằng con đường bằng đá vừa thú vị, vừa bày tỏ lòng thành kính khi viếng Miếu Hòn Bà.

4. Những lưu ý khi tham quan đảo Hòn Bà

Vì con đường đá dẫn đến đảo khá gồ ghề, góc cạnh, lại bám rất nhiều những con hàu sắc nhọn, việc đi bộ trên nó phải hết sức cẩn thận. Du khách nên chọn mang giày dép đế dày để tránh làm rách, trầy xước chân. Tốt hơn hết là nên chờ khi nước rút hẳn để tránh trơn trượt, vấp ngã. Cũng không nên chen lấn, xô đẩy khi lượng du khách tương đối đông.

nhung-dieu-can-luu-y

Du khách hãy lưu ý một số điều trên để có một trải nghiệm tham quan Hòn Bà hoàn hảo nhé!

Ngoài ra thì con đường chỉ xuất hiện khoảng 2 tiếng trong ngày nên du khách nếu muốn cả đi lẫn về bằng đường bộ thì cần phải lưu ý thời gian. Hoặc có thể lựa chọn đi bộ và đi thuyền ở lượt đi hay lượt về để thư thả hơn.

Vào mùa khô thì quang cảnh đảo Hòn Bà khá hiu quạnh. Tuy nhiên vào mùa mưa thì nơi đây lại được bao phủ bởi một màu xanh rì rì của thảm thực vật phong phú. Du khách cũng nên lưu ý điều này khi lên kế hoạch tham quan đảo.

Đảo Hòn Bà với vẻ đẹp vừa hoang sơ bình dị lại không kém phần thú vị. Nơi đây đã trở thành một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn một lượng lớn du khách đến trải nghiệm cảm giác chơi vơi giữa biển trời. Đối với khách hành hương, đây còn là một địa danh nổi tiếng linh thiêng không thể bỏ qua. Với những kinh nghiệm du lịch đảo và miếu Hòn Bà, Bazan Travel hi vọng du khách sẽ có một chuyến tham quan thành phố biển Vũng Tàu thật trọn vẹn.

Như Quỳnh

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook