Đặt Tour: 0902 107 107

Hội Đình Giàn - Hà Nội

Lễ hội là một phần cuộc sống gần như không thể thiếu trong đời sống văn hóa người Việt. Và với hơn bốn ngàn năm văn hiến, Hà Nội xứng danh là vùng đất của lễ hội. Đến với tour Hà Nội bất kỳ, du khách đều có thể chọ những lễ hội diễn ra trong thời gian đi tour của mình đển tham dự và biết thêm. Một trong các lễ hội rất thú vị của Hà Nội mà du khách có thể chọn tham dự phải kể đến là hội đình Giàn.

Làng Giàn là tên nôm của thôn  Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm Hà Nội. Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội của nhiều người, nếu đến Hà Nội tầm giữa tháng Hai âm lịch, du khách sẽ có cơ hội tham gia hội đình Giàn với dân làng Giàn. Lễ hội là dịp để dân làng tưởng nhớ đến công ơn vị thành hoàng làng Thái úy Tướng công Thượng đẳng Tôn Thần Lý Phục Man.


hoi-dinh-gian

Hội Đình Giàn


Theo lịch sử dân tộc, từ thời vua Nam Đế, trong một lần giao chiến với quân Chiêm Thành, do bị tấn công bất ngờ nên quân của Lý Phục Man bị bao vây. Vì ông muốn lọt vào tay giặc nên ông đã tự vẫn. Cảm phục trước vị tướng quân quả cảm hết lòng vì dân, vì nước, vua ban sắc lệnh đưa thi hài ông về quê hương an tán rồi xuống chiếu chỉ cho các làng quê ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ hàng năm hương khói phụng thờ. Từ đó đến nay, dân làng vẫn giữ truyền thống đó với lòng thành kính vị thành hoàng. Hằng năm, cứ vào các ngày 9,10, 11 tháng Hai âm lịch, dân làng tổ chức hội đình Giàn tưởng nhớ vị  Tướng công Thượng đẳng Tôn Thần. Hội làng đã thu hút không chỉ dân làng mà còn có rất nhiều khách thập phương về tham dự.

Mở đầu lễ hội là lễ rước nước từ chiếc giếng cổ có từ thời Hai Bà Trưng về đình để tiến cúng thành hoàng. Tiếp đến là lễ cúng Khai Quang được các sư thầy chùa Giàn đứng ra tế lễ. Chiều đến là lễ Cáo Yết của đội tế nam. Sau đó, dân làng và đội dâng hương nữ tiếp tục vào lễ Thánh. Sang ngày 11 là ngày chính hội. Sau lễ công bố đọc thần phả của đình là lễ rước kiệu Ông, kiệu Bà ra miếu Mẫu nơi thờ mẹ của Lý Phục Man để làm lễ rồi sau đó rước kiệu trở lại đình. Lễ rước kiệu diễn ra trang trọng theo đúng quy cũ thời vua chúa với kiệu Ông đi trước, kiệu Bà theo sau. Mỗi bên kiệu có 16 người that nhau khiêng kiệu. Đội nam khiêng kiệu ông. Đội nữ khiêng kiệu Bà. Tham gia cùng đoàn rước kiệu là phường bát âm, đội sênh tiền, múa bồng, múa mặt nạ và múa tử linh rộn ràng đình đám. Vào buổi chiều, các thôn làm lễ tạ và lễ dâng hương. Và cuối cùng đội tế nam thực hiện nghi thức giã hội để kết thúc lễ hội vào buổi chiều. Các hoạt động biểu diễn văn nghệ, múa rối nước, đấu cờ người cùng các trò vui, thi đấu võ dân tộc,…cũng rộn ràng lễ hội. Và nếu cùng tham gia lễ hội này, bạn mới cảm nhận được rằng lễ hội dân tộc cũng chính là một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam nói chung và dân làng Giàn nói riêng. Và chính lễ hội dân tộc đã làm nên nét đặc trưng thú vị của văn hóa Việt Nam trong mắt du khách nước ngoài.

Ngày nay, hình ảnh về hội đình Giàn cũng như nhiều lễ hội khác đã được giới thiệu rộng rãi trên các website du lịch. Nếu đến Hà Nội vào dịp tháng 2 âm lịch của năm, bạn đừng quên đến thăm thôn Cáo Đỉnh, huyện Từ Liêm đển tham gia tìm hiểu Hội đình Giàn của làng nhé.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook