Đặt Tour: 0902 107 107

Đền Liễu Hạnh Công Chúa – Gắn với truyền thuyết ly kỳ ở đèo Ngang

den-lieu-hanh-cong-chua-quang-binh-1Dường như trong văn học hay lịch sử, truyền thuyết của dân ta, những câu chuyện về Công chúa Liễu Hạnh được nhắc đến rất nhiều. Ai đã từng đi du lịch dọc Nam Bắc, khi qua đèo Ngang ở Quảng Bình đều không quên dừng chân ghé lại thăm Đền Liễu Hạnh Công Chúa nằm ngay chân đèo.

den-lieu-hanh-cong-chua-quang-binhVới cá tour du lịch Phong Nha Quảng Bình, di tích lịch sử văn hóa rất phong phú là những điểm tham quan luôn chiếm được nhiều thiện cảm từ du khách. Đến thăm Đều Liễu Hạnh Công Chúa cũng vậy, tồn đọng trong lòng du khách không chỉ là về một người con gái nhân hậu, mà còn liên tưởng nhiều hơn đến nét đặc trưng trong văn hóa thờ mẫu của người Việt thời xưa. Tồn tại cùng với Đền Liễu Hạnh Công Chúa có khá nhiều câu chuyện thú vị được thêu dệt ví như đền là nơi để người ta tưởng nhớ đến người con gái thứ của Ngọc Hoàng bì đày xuống trần gian để chịu án phạt vì tội ngỗ nghịch. Hay những câu chuyện đầy cảm động về tính khí khẳng khái, sự bao dung, nhân hậu của Công Chúa Liễu Hạnh sống vì chữ đức, lòng hiếu thuận và lòng yêu mến con người thật sâu sắc. Trong suốt quãng đời ngắn ngủi của mình, Công Chúa Liễu Hạnh đã sống vì cha mẹ mình, kính trọng và chăm sóc họ cho đến khi họ lìa trần. Bà cũng dùng thời gian, tài năng, vật chất mình có để giúp đỡ mọi người xung quanh, từ việc chăm lo cho người đau ốm, nâng đỡ những người khó khăn đến chỉ dạy công việc để những người bình thường có thể lao động làm ra của cải,…Bà như một mẫu hình phụ nữ Việt Nam lý tưởng và tất cả những gì bà làm nơi trần thế khi còn sống như tạo thêm nguồn động lực, khích lệ mạnh mẽ để phụ nữ vươn lên, trở nên thêm hoàn thiện. Đến thăm Đền Liệu Hạnh Công Chúa, du khách sẽ thấy trong nét giản dị về kiến trúc, luôn phảng phất những yếu tố đầy ngưỡng vọng. Đền có diện tích hơn 300m2, cấu trúc có cổng đền, bình phong, cổng tam quan, điện thờ, đền Tiền và đền Hậu. Kiến trúc của đền không cầu kỳ nhưng có vẻ tỉ mỉ và chăm chút. Ngoài sự cân đối về bố cục, nghệ thuật trang trí khá tinh tế với những mảng ghép sành sứ khéo léo. Những hình tượng như tứ linh gồm long, lân, quy phụng; tứ thủ gồm cầm, kỳ, thi, họa; tứ quý gồm tùng, trúc, mai, sen. Mọi chi tiết được bày trí rất hài hòa với bố cục chung, làm nổi bật nét độc đáo của ngôi đền cả về kiến trúc xây dựng, ý tưởng mỹ thuật lẫn ý nghĩa rõ nét về văn hóa và ước muốn tốt đẹp của con người.

Đã rất nhiều năm qua đi, Đền Liễu Hạnh Công Chúa với nét đẹp bình của mình vẫn còn đứng đó nơi dưới chân đèo Ngang thật bền bỉ. Đền là nơi dừng chân cầu an lành của biết bao người. Lữ khách đi ngang qua ai cũng đều nán lại đôi chút để tỏ lòng ngưỡng mộ đến Công Chúa Liễu Hạnh đã dành trọn cuộc đời mình để giúp đỡ tha nhân. Và ngày nay khi du lịch Quảng Bình phát triển mở rộng được nhiều du khách đến thăm hơn, thì Đền Liễu Hạnh Công Chúa lại là điểm du lịch Quảng Bình thật ý nghĩa, giúp du khách xa gần có dịp để biết đến nhiều hơn về Bà cũng như hiểu thêm một chút về nét đặc trưng văn hóa thờ Mẫu của người Việt trong một giai đoạn lịch sử đã qua.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook