Đặt Tour: 0902 107 107

Trăm năm đền cổ Phú Đa ở Vĩnh Phúc

Du lịch Vĩnh Phúc ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan, mà còn bởi nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Vùng đất này có rất nhiều ngôi đền cổ trăm năm tuổi có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa. Đền Phú Đa nằm trên cánh đồng xóm Giếng, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường là một ngôi đền trăm tuổi như thế.

Mục lục
den-co-phu-da

đền cổ Phú Đa ở Vĩnh Phúc

Đền cổ Phú Đa là đền thờ Lãng Phương hầu Nguyễn Danh Thường thời Lê-Trịnh, được xây dựng thời vua Lê Hiển Tông 1740-1786. Điểm đặc biệt là trải qua hàng trăm năm nhưng đền chưa phải trùng tu một lần nào. Đây được xem là một công trình vĩnh cửu bởi từ nền móng, vật liệu, bố cục thiết kế đến nghệ thuật điêu khắc ở ngôi đền đều có một không hai.

Đền Phú Đa có 3 tòa kiến trúc gồm: Cổng đền – Đại bái – Từ đường, được bố cục theo kiểu chữ Tam. Đền nằm giữa vùng chiêm trũng, giáp sông Hồng nên hằng năm vẫn thường bị lũ, tuy nhiên đền không bị ảnh hưởng bởi các khi xây dựng thì nền đền đã được gia cố chắc chắn và được tạo thành nhiều cấp: Cổng đền thấp nhất, tiếp đến cao hơn là đại bái, cuối cùng cao nhất là từ đường.

Điểm đặc biệt là ở đền Phú Đa, những bậc thềm của các tòa kiến trúc đều được lát bằng những tảng đá xanh, vừa làm bậc lên xuống đồng thời có tác dụng kè đất, cản nước tràn vào. Bên cạnh đó là rãnh thoát nước cũng được xây dựng để nước chảy xuống nhanh mà không làm sói mòn đền. Điều này chứng tỏ khi xây dựng đã được tính toán rất công phu. Thế nên dù trải qua hàng trăm năm đền Phú Đa vẫn không hề có dấu hiệu hư hỏng.

Đền Phú Đa được làm toàn bộ bằng gỗ lim, tất cả rất đồng đều về kích thước và độ già của gỗ. Bên cạnh đó là những hình mây, nước được chạm trổ rất công phu hoặc được bào trơn, đóng mộng rất khăng khít. Điều này một lần nữa nói lên trình độ thiết kế của những người thợ thuở trước.

Du khách có dịp đi tour du lịch về Vĩnh Phúc, ghé thăm đền Phú Đa sẽ còn phải ngạc nhiên ngoài kiến trúc, còn bắt gặp nhiều nghệ thuật tạo hình rất đặc sắc, rồi nhiều di vật đá. Ở đây có tới 548 di vật như sư tử, voi, ngựa, vệ sĩ, lư hướng, đèn,…và 10 bia đá còn nguyên vẹn được chạm khắc từ năm 1750 và 1767.

Hiện nay ngôi đền cổ Phú Đa đang rất được coi trọng, với mong muốn để điểm đến du lịch Vĩnh Phúc này ngày càng trở nên phổ biết hơn nữa, với tất cả những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa nổi bật của tỉnh Vĩnh Phúc.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook