Đặt Tour: 0902 107 107

Bánh dừa Giồng Luông Bến Tre

Ăn bánh dừa Giồng Luông Bến Tre được nhiều người đi du lịch Bến Tre có dịp thử qua, ví như ăn một thức quà quý của thiên nhiên. Từng lớp lá dẻo dai màu vàng nhạt được mở ra từng vòng một, làm lộ thân hình múp míp ngọt béo thơm ngon của chiếc bánh dừa.

Cắn một miếng bánh dừa vào miệng thấy dẻo xốp từng hạt nếp ngon, sâu hơn một chút thấy vị ngọt béo bùi của nhân bánh và li ti những sợi dừa khô sần sật. Món ăn chơi mà no bụng này đã trở thành thương hiệu của bà con Giồng Luông, tỉnh Bến Tre và cũng trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người dân Tây Nam Bộ.

Một chút thời gian khám phá ẩm thực của Bến Tre, du khách sẽ biết rằng, bánh dừa Giồng Luông Bến Tre tuy đã có mặt cách đây hơn trăm năm. Với ngần ấy thời gian, đến nay hương vị của bánh dừa vẫn vẹn nguyên đi cùng năm tháng, thậm chí càng về sau hương vị bánh dừa Giồng Luông càng thêm quyến rũ. Món bánh dừa là thức quà mà trẻ nhỏ, người lớn cho đến người già đều yêu quý vì thế mà bánh dừa có mặt khắp nơi trên mảnh đất Bến Tre, trong các bữa tiệc lớn bánh dừa cũng vinh dự trở thành món tráng miệng thơm ngon. Và hầu như bà nội trợ nào ở nơi đây cũng có nghề làm bánh dừa rất khéo.

banh-dua

Bánh dừa Bến Tre

Để làm được những chiếc bánh dừa trứ danh, người thợ làm bánh Giồng Luông luôn ưu tiên cho những hạt nếp dẻo (hiện nay hay dùng nếp Thái) vì nếp càng dẻo thơm, bánh càng hấp dẫn. Ban đầu người ta rửa sạch nếp, đợi cho khô ráo rồi cho ngâm với một lượng nước vừa đủ để làm nếp mềm nở. Sau đó dùng dừa khô băm nhuyễn, muối, đường trộn đều vào nếp. Phải nói thêm rằng, món bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng như thế là một phần nhờ có nguyên liệu dừa đặc sản. Dừa Bến Tre lúc nào cũng thơm, ngọt, ngon và béo nguyên chất. Sợi dừa khô được bào ra băm nhuyễn cũng giữ nguyên được hương vị nồng nàn đó.

Khi hỗn hợp nếp dừa đã sẵn sàng, người làm bánh tiến hành chuẩn bị các nguyên liệu như nhân bánh, lá gói bánh. Nhân bánh của chiếc bánh dừa cũng rất đa dạng, có nhân chuối, nhân đậu, hoặc có những chiếc bánh chỉ nguyên là nếp và dừa. Để làm được nhân chuối thơm ngon, người thợ chọn chuối xiêm vừa chín tới, cắt đôi theo chiều dọc, trái nhỏ thì để nguyên sau đó ướp thêm đường. Đối với nhân đậu, người ta thường dùng đậu xanh bỏ vỏ, nấu chín cho đến khi nhuyễn và sánh đặc. Còn về lá để gói bánh thì bánh dừa Giồng Luông dùng lá dừa non, khi nấu chín lá vẫn rất mơn mởn nhìn bắt mắt.

Khâu gói bánh là khâu quan trọng, gói bánh đúng kỹ thuật thì nước hấp bánh mới không tràn vào làm hỏng bánh và cả tính thẩm mỹ của bánh nữa. Đầu tiên, người làm bánh phải làm nòng (tạo hình) từ chiếc lá dừa non theo hình trụ, từ từ cho nếp vào giữa ống bánh rồi cho thêm chuối hoặc đậu, cuối cùng là lớp nếp. Người thợ tiếp tục kỹ thuật bẻ miệng lá dừa cho bịt kín hai đầu chiếc bánh, dùng gân lá chuối khô quấn chặt bánh (tương tự như kỹ thuật quấn bánh tét). Cuối cùng là thả bánh vào nồi, nấu trong 5 – 6 tiếng thì chín.

Theo sức ăn của một người trưởng thành, mỗi người có thể ăn 2 – 3 chiếc bánh dừa cùng lúc vì dáng vấp của bánh dừa khá nhỏ nhắn. Người mê thích món này, sau hành trình du lịch ở Bến Tre của mình, còn muốn mua thêm nhiều hơn những chùm bánh dừa Giồng Luông ngon mê hoặc, để làm quà đặc sản cho chuyến đi và cho rằng, khó tìm loại bánh nào khác đặc biệt thế để thay thế.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook