Đặt Tour: 0902 107 107

Về Đắk Lắk dự lễ mừng lúa mới

Cộng đồng người Xê Đăng ở Đắk Lắk hằng năm cũng có một cái tết riêng với tên gọi Lễ hội mừng lúa mới diễn ra vào mùa xuân, trước tết của người Kinh vài tuần. Lễ hội này với nhiều nghi lễ độc đáo đang thu hút khách đi du lịch từ tứ xứ tìm về đúng các dịp này.

Dưới sân nhà văn hóa cộng đồng, cây nêu cao sừng sững dựng lên cũng là nơi lễ mừng lúa mới của bà con dân tộc Xê Đăng bắt đầu. Sự độc đáo, có phần kì bí bắt đầu bằng hình ảnh lễ cúng gồm 1 đầu heo và 7 con chuột nướng.

Theo lời giải thích của những người dân nơi này, đầu heo để tạ ơn trời đất đã cho bà con một vụ mùa bội thu, lúa nhà đầy nhà, heo bò, đầy nhà. Còn chuột là khắc tinh của cây lúa, được bày trong lễ cúng nhằm báo cho thần linh biết, để thần linh không cho con vật này phá hoại mùa màng năm sau của dân làng. Thì ra hai hình ảnh có phần kì bí kia lại dễ hiểu, như chính ước vọng bao đời của người nông dân.


le-mung-lua-moi

lễ mừng lúa mới


Nhưng tại sao lại là con số 7? Điều này lại là một điểm liên quan đến văn hóa của người Xê Đăng, số 7 là con số lớn nhất trong cách đếm của người Xê Đăng và nó tượng trưng cho sự dồi dào.

Sau khi lễ vật được bày biện với lòng tôn kính, thầy cúng bắt đầu làm lễ, thầy cúng được xem là người đại diện cho bà con trong buôn báo với Yàng về tình hình mùa màng, làm ăn trong suốt năm qua. Và gửi đến Yàng những lễ vật giản dị nhất, do chính những bà con sản xuất, đánh bắt như cơm lam, cá suối nướng, thịt gà, thịt heo…Thầy cúng cũng cầu mong Yàng tiếp tục phù hộ, cho mưa thuận gió hòa để sản xuất nông nghiệp được thuận lợi, xua đuổi những con ma bệnh tật, giúp bà con có cuộc sống no đủ, mọi người đoàn kết.

Sau lời cúng đầy kì bí, chiêng trống bốn bề nổi lên rộn rã, phần hội đã đến, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, thi giã gạo chày tay tưng bừng… khai cuộc. Cơm lam, cà đắng, thịt lợn rừng được dọn ra cùng với với rượu cần cay xè.

Khi cái bụng đã no cơm, no cá, rượu cần đã lâng lâng thì tất cả cùng vui bên những âm điệu như giục giã của cồng chiêng. Dưới gốc cây nêu, các thiếu nữ nối tiếp nhau nhảy múa theo nhịp cồng chiêng, họ vui say hết mình, làm du khách cũng muốn nhún nhảy theo. Cuộc vui kéo dài hết đến hết đêm hôm đó.

Lễ mừng lúa mới của người Xê Đăng đã trở thành môt nét văn hóa đẹp trong văn hóa lễ hội Đắk Lắk. Nếu bạn chưa có dịp đến đây, hãy tranh thủ lên kế hoạch cho mình một hành trình du lịch Buôn Ma Thuột trong thời gian tới, để một lần hòa cùng những người dân trong lễ hội độc đáo, thú vị và khó quên này.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook