Đặt Tour: 0902 107 107

Lăng Nguyễn Hữu Hào khi về Du lịch Đà Lạt

Người Việt Nam đều biết đến Hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là Nam Phương Hoàng hậu nhưng ít biết đến cha của bà là Nguyễn Hữu Hào. Những trang web du lịch giới thiệu điểm đến ở Đà Lạt nay đều có những bài viết giới thiệu về lăng Nguyễn Hữu Hào. Nơi đây sẽ cho bạn một chuyến thăm quan thú vị về nơi an nghỉ của “cha vợ” vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của thời kỳ phong kiến đất Việt.


Nguyễn Hữu Hào – trí thức Tây học và xuất thân giàu có

lang-nguyen-huu-hao-2

Lăng Nguyễn Hữu Hào

Hành trình du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm nào cũng sẽ đưa du khách đến một trong các biệt thự của Vua Bảo Đại, có dịp nói đến Hoàng hậu Nam Phương và Gia đình của Nguyễn Hữu Hào. Gia đình ông là đại địa chủ giàu có quê quán Gò Công, nay thuộc tỉnh Tiền Giang và gia đình theo đạo Công giáo. Nguyễn Hữu Hào từng được đi du học tại Pháp và có bằng tú tài toàn phần. Điều này rất hiếm ở nước ta thời đó. Ở các tỉnh Nam kỳ, ruộng đất của giá đình Nguyễn Hữu Hào thuộc hàng cò bay thẳng cánh với hơn 1000 mẫu ruộng. Chính bởi lẽ đó, Nguyễn Hữu Hào đã chọn được một người vợ nức tiếng xinh đẹp bấy giờ là Lê Thị Bính – con gái thứ của điền chủ Huyện Sĩ – Lê Phát Đạt. Nàng Bính được miêu tả có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu. Mối lương duyên của hai người được đánh giá là vô cùng môn đăng hộ đối.

lang-nguyen-huu-hao

Lăng Nguyễn Hữu Hào

Sau khi kết hôn, Nguyễn Hữu Hào cho khai khẩn nhiều vùng đất đai để làm đồn điền cao su ở Bà Rịa, Biên Hòa, Vũng Tàu… Cùng với nhiều anh em nhà vợ, Nguyễn Hữu Hào lên Đà Lạt vùng đất màu mỡ thuận lợi phát triển trồng trọt mặt hàng cà phê và trà. Nguyễn Hữu Hào sinh được 2 con gái, trưởng nữ tên Agnes được gả cho Nam tước Pháp Pierre Didelol và cô em gái là Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ngày 4.12.1914, cô được sắp xếp gặp mặt vị vua trẻ Bảo Đại trong buổi tiệc do viên Đốc lý Đà Lạt tổ chức. Trước nhan sắc nghiên nước nghiêng thành của cô gái 18 tuổi, vua Bảo Đại đã chọn nàng làm vợ và hôm sau làm lễ tấn phong Hoàng hậu diễn ra tại Kiến Trung hoàng thành Huế. Vậy là Nguyễn Hữu Hào chính thức trở thành cha vợ của hoàng đế Bảo Đại.

Lăng Nguyễn Hữu Hào ở Đà Lạt

Khi mất, nơi chôn cất Nguyễn Hữu Hào đã trở thành một trong những địa điểm được các tour du lịch Đà Lạt ngắn ngày hay dài ngày, thông thường là du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm đưa đón du khách tham quan. Điểm thu hút đầu tiên chính bởi người ta muốn tận mắt xem qua lăng của vị cha vợ vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Hiện nay, lăng Nguyễn Hữu Hào được xem là di tích lịch sử và dnah lam thắng cảnh nằm trong phạm vi 150 danh lam thắng cảnh đang được khai thác du lịch tại Đà Lạt.

lang-nguyen-huu-hao-4

Lăng Nguyễn Hữu Hào

Trong cụm di tích kiến trúc triều Nguyễn tại Đà Lạt gồm có Dinh I, dinh III và biệt thự của Nam Phương hoàng hậu do Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái và hiện nay trở thành Bảo tàng Lâm Đồng thì lăng Nguyễn Hữu Hào cũng nằm trong khuôn viên đó rộng khoảng 16 ha, trên đồi thông lộng gió nhìn xuống thác Cam Ly, cách 2 km về phía tây trung tâm Đà Lạt, ở đường Vạn Thành.

Tham quan lăng Nguyễn Hữu Hào

Lăng Nguyễn Hữu Hào là công trình kiến trúc mang nét văn hóa đặc trưng đậm đà màu sắc phương Đông. Lăng được thiết kế với 4 mái vát cong, làm người ta liên tưởng đến hình ảnh một đóa hoa sen đang bung nở tỏa ra hương thơm ngát, trang nghiêm, lộng lẫy. Từ cổng lăng có 4 trụ biểu lớn sừng sững. Con đường dẫn đến lăng phải đi qua 36 bậc thang đá và chiếu nghỉ với những thành lan can bao quanh vững chắc. Du khách đi thêm 13 bậc thềm nữa sẽ đến nhà mồ. Nằm sóng đôi là hai ngôi mộ đá xanh hình chữ nhật cao khoảng 30 cm, nơi này là nơi Nguyễn Hữu Hào và phu nhân an nghỉ.

Nhà mồ được xây dựng bằng gạch tô đá rửa, không sử dụng gỗ, mái đúc của lăng làm bằng bê tông cốt thép, vát cong xòe rộng lợp bằng ngói hoàng lưu ly, ở giữa đỉnh mái có đặt một cây thánh giá theo đạo của thân chủ. Toàn bộ nhà mộ được xây bằng gạch trát đá rửa, la phông trang trí dàn hoa, hương án thờ tự cũng bằng đá xanh để đặt làm nơi cúng tế, bái lạy. Nếu du khách nhìn kỹ sẽ cảm nhận lăng Nguyễn Hữu Hào có thiết kế khá giống lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn ở cố đô Huế.

Trong lăng có một cặp câu đối chữ Hán bày tỏ sự biết ơn của hoàng hậu Nam Phương với song thân. Hai câu đối với nội dung: Dữ Quốc Đồng Hưu Thiên Cổ Hà Sơn Thư Khoán Vĩnh – Dưỡng Thân Dục Đãi Bách Niên Phong Thụ Đỉnh Chung Bi ( tức là: “Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử – Nuôi dưỡng cha me, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh).

lang-nguyen-huu-hao-3

Lăng Nguyễn Hữu Hào

Câu đối còn lại cũng mang ý nghĩa ca ngợi, thành kính với bậc sinh thành: “Chất Giáng Tru Thiên Phảng Phất Anh Linh Quy Thổ Lạc – Chung Trừ Túc Địa Uất Thông Vương Khí Hộ Giai Thành” (tức là: “Chót vót chống trời, phảng phất khí thiêng về nơi an lạc – Đất thiêng tốt lành, bao trùm vương khí bảo vệ chốn giai thành”

Còn chần chừ gì nữa mà không chọn một tour tham quan bởi giá du lịch Đà Lạt không quá đắt đỏ như bạn nghĩ đâu? Vừa tham quan biệt thự Nam Phương xem lăng Nguyễn Hữu Hào và hít thở khí trời Đà Lạt mát mẻ quanh đây sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm rất đáng nhớ đấy bạn ạ.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook