Đặt Tour: 0902 107 107

Chùa Quan Âm ngôi chùa ở cửa ngõ Tây Nguyên

chua-quan-am-ngoi-chua-o-cua-ngo-tay-nguyenDu lịch Gia Lai không phải là hành trình phổ biến với những chùa chiền, song những ai mến mộ Phật pháp cũng có thể tìm thấy ở đây những điểm đến có tiếng để ghé thăm như Chùa Quan Âm. Nằm trên một ngọn đồi cao, ở ngay cửa ngõ từ miền xuôi lên vùng đất Tây Nguyên, với kiến trúc độc đáo, là chốn linh thiêng nên chùa Quan Âm được nhiều du khách tìm về.

Chùa Quan Âm là một điểm du lịch Gia Lai không cần đến sự quảng bá rầm rộ như những điểm đến khác, nhưng vẫn đều đặn đón lữ khách dừng chân thưởng ngoạn cảnh Chùa. Ngôi chùa này từng trải qua gần nửa thế kỉ không có sư trụ trì và một khuôn viên nhỏ hẹp, thế nhưng hôm nay ngôi chùa đã trở thành nơi thoáng đãng, đầy sống động. Từ xa, khi đổ qua đèo An Khê người ta đã thấy chùa Quan Âm giữa bống bên núi non, mây trời trùng điệp. Những dãy núi liên tiếp nhau như ôm trọn lấy chùa Quan Âm tạo nên một địa thế rất đẹp.

chua-quan-am-gia-lai

Chùa Quan Âm ngôi chùa ở cửa ngõ Tây Nguyên

Đến đây để nghe lại sự tích li kì về quá trình hình thành nên chùa Quan Âm. Đó là vào năm 1957, khi thỉnh chuyển tượng Quan Âm từ Tây Nguyên xuống thì đến vùng đất này tượng Bồ Tát cao 1,6 mét bỗng hiển linh. Người dân cho rằng đây là vùng đất linh thiêng nên xin rước tượng Bồ Tát để thờ tự và xây dựng chùa lấy tên Song An. Nhưng sau đó đổi thành tên chùa Quan Âm để tỏ lòng biết ơn với Bồ Tát Quán Thế Âm.

Thời gian đầu, ngôi chùa chỉ là ngôi nhà lam đơn sơ, với diện tích khá khiêm tốn và không có quá nhiều công trình nổi bật. Nhưng đến đầu năm 2005 khi Đại đức Thích Quang Dũng về trụ trì thì diện mạo chùa Quan Âm thay đổi rõ nét với nhiều công trình độc đáo như tượng Phật khổng lồ với nụ cười từ bi ở cửa thiền. Tượng Phật cao 12 mét, dài 23 mét như một tuyệt tác nằm giữa đồi cao.

Tiếp đó là công trình tượng đài Quán Thế Âm ở trên đỉnh đồi cao. Tượng đài này cao 22 mét và xanh một màu ngọc bích rất đẹp. Tiếp đó là chánh điện với kiến trúc giao thoa hài hòa, đó là ở ngưỡng cửa thiết kế như những ngôi chùa Thái Lan, sau đó là tượng Bồ Tát địa đàng bằng cẩm thạch cao 3,5 mét, rồi tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 2 mét bằng gỗ mít,…

Chùa Quan Âm đã trở thành điểm đến, nơi dừng chân vãn cảnh, cầu an của rất nhiều du khách đi hành trình từ đồng bằng lên Tây Nguyên lộng gió. Theo tour của các công ty du lịch chất lượng tổ chức, dành chút thời gian để ghé đến Chùa Quan Âm, đứng giữa cảnh quan trầm lắng, nghe tiếng thở đại ngàn trong dòng kinh Phật, nghe tiếng kinh Phật trong gió lộng cao nguyên, để thấy mình được thong long, tự tại đến thật nhẹ nhàng.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook