Cầu Cao Lãnh, biểu tượng của xứ hoa sen Đồng Tháp
Là cây cầu dây văng lớn thứ 3 bắc qua sông Tiền, cầu Cao Lãnh tựa như đứa con được ra đời trong niềm hân hoan và mong mỏi của bao người. Cây cầu tiếp nối sứ mệnh mà phà Cao Lãnh đã thực hiện bao đời này là đưa người đi đến nơi về đến chốn. Đặc biệt, cầu Cao Lãnh hoàn thành còn giúp những chuyến du lịch miền Tây trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
1. Cầu Cao Lãnh, cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền
Nằm cách cầu Mỹ Thuận khoảng 35km, cầu Cao Lãnh là cây cầu dây văng bắc qua sông Tiền, nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Cầu được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2013, đến ngày 27 tháng 5 năm 2018 thì cầu Cao Lãnh chính thức thông xe.
Ngày khánh thành cầu, người dân sinh sống xung quanh và ở nhiều địa phương lân cận ghé đến, đặt chân lên cầu với những nỗi niềm đan xen. Họ háo hức trước công trình hiện đại và đặt vào đó những hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Không còn phải mất nhiều thời gian để chờ phà hay cảm giác thấp thỏm vào những ngày phà đông.
Thế nhưng, đứng trên cây cầu hiện đại của quê hương, nhiều người vẫn mang một tâm trạng man mác buồn khi nhìn về những chuyến phà xưa. Đã hơn trăm năm nối nhịp hai bờ, cầu Cao Lãnh đã đưa bao thế hệ người qua sông và nuôi sống biết bao gia đình. Tiếng còi phà giờ chỉ còn là miền kí ức đẹp trong tâm thức của mỗi người nơi đây.
2. Công trình biểu tượng xứ hoa sen
Sau nhiều năm hi vọng và chờ đợi, cuối cùng cây cầu dây văng nối liền thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của Đồng Tháp đã được hoàn thành. Cầu Cao Lãnh tựa như đứa con được ra đời trong niềm mong mỏi và ao ước của rất nhiều thế hệ người dân Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trong tương lai cây cầu sẽ là điểm du lịch miền tây
Cầu Cao Lãnh có tổng chiều dài là 7,8km với nhịp chính dài 350m, bề rộng mặt cầu 24,5m. Cầu được thiết kế xây dựng với tháp dây văng hình chữ H cao 120m, 34 nhịp dẫn, 65 nốt dầm và 128 bó cáp. Vận tốc cho phép trên cầu là 80km/h. Cầu Cao lãnh là dự án hợp tác giữa Việt Nam và Úc. Tổng số vốn đầu tư vào cầu khoảng 3.000 tỷ đồng, đây là nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Australia.
Trước ngày cho xe cơ giới lưu thông, tầm giờ chiều có rất đông người già, trẻ em, thanh niên vừa tản bộ, tập thể dục vừa chiêm ngưỡng cây cầu. Nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ, không tin được sẽ có một cây cầu to lớn như thế ở quê hương. Nỗi niềm xúc động đó cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ gần trăm năm phà là phương tiện chính của người dân hai bên bờ sông Tiền. Giờ đây, cầu Cao Lãnh không chỉ là nơi kết nối giao thông mà còn là cây cầu dẫn lối bao ước mơ và hi vọng.
3. Cầu Cao Lãnh giúp thông tuyến miền tây
Nằm trong dự án "Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông", cầu Cao Lãnh hoàn thành đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Cầu Cao Lãnh không chỉ giúp giảm tải cho quốc lộ 1 mà tương lai còn hình thành trục cao tốc phía Tây từ thành phố Hồ Chí Minh đến Kiên Giang.
Cầu Cao Lãnh đã hiện thực hóa ước mơ trăm năm của nhân dân đôi bờ sông Tiền. Giờ đây, việc di chuyển từ huyện Lấp Vò đến thành phố Cao Lãnh và ngược lại không cần phải mất quá nhiều thời gian và công sức. Hành trình du lịch miền tây 2 ngày dễ dàng hơn với sự ra đời của cây cầu. Bên cạnh giá trị về mặt kinh tế, cầu Cao Lãnh còn có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong văn hóa, chính trị và an ninh quốc phòng của cả nước.
Những chuyến phà ngang giờ đã được thay thế bằng một cây cầu Cao Lãnh hiện đại và khang trang. Cây cầu là niềm mơ ước của nhân dân Đồng Tháp qua bao đời. Nó không chỉ đơn thuần nối liền Lấp Vò với Cao Lãnh trên phương diện địa lý mà còn là nhịp dẫn cho bao ước mơ của thế hệ kế tiếp.
Comments
Có thể bạn quan tâm
Du lịch Miền Tây
Bí Quyết Tổ Chức Tour Team Building - Gala Dinner Ấn Tượng Và Tối Ưu Nhất
Xe du lịch,Máy bay
1,390,000đ