Tết Thanh Minh ngày mấy? Những điều cấm kỵ trong lễ tảo mộ
Tết Thanh Minh là một phong tục tập quán tốt đẹp được gìn giữ, lưu truyền qua rất nhiều thế hệ người con đất Việt. Trong Tết Thanh Minh, người dân sẽ có tục lệ tảo mộ, cúng bái nhắm bày tỏ tấm lòng thành kính đối với tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa và những lưu ý của Tết Thanh Minh như thế nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Tên gọi Tết Thanh Minh có ý nghĩa gì?
Tết Thanh Minh hay Tiết Thanh Minh, lễ tảo mộ đều là tên gọi của một phong tục gợi nhớ về cội nguồn . Theo tiếng Hán, chữ thanh có ý nghĩa là trong, chữ minh có ý nghĩa là sáng. Khi ghép 2 từ này lại với nhau thì từ thanh minh mang ý nghĩa khá đơn giản là ngày trời quang mây tạnh.
Ở một vài quốc gia phương Đông, tết Thanh Minh còn được công nhận ở cả lịch âm lẫn lịch dương. Ở các nước như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... thì đây là một nét đẹp văn hóa, là ngày lễ vô cùng quan trọng không thua ngày Tết cổ truyền hay rằm tháng bảy.
2. Ý nghĩa của Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh đối với người Việt là ngày để con cháu, anh em trong gia đình hướng về tổ tiên, nguồn cội. Bất cứ bạn đang làm gì, đang đi đâu về đâu thì vào Tết Thanh Minh cũng luôn cố gắng tạm gác lại công việc để về với gia đình đi tảo mộ, để cùng nhau ngôi hàn huyên bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người thân cắt cỏ, xén đất, dọn dẹp sạch sẽ chính là tâm đức của những người trên dương thế đối với người đã khuất.
Vào ngày Tết Thanh Minh, tảo mộ là phong tục quan trọng nhất. Đây là lúc người thân đến sửa sang, dọn dẹp các ngôi mộ của tổ tiên được thoáng mát, sạch sẽ. Nhân dịp này, anh em trong gia đình sẽ cầm theo cuốc, xẻng để cuốc đất đặp lại nấm mồ cho tròn và đầy đặn hơn. Phần cỏ mọc dại sẽ được cắt đi hết nhằm không cho các loài động vật như chuột, rắn đào hốc làm tổ ở mộ. Nếu như vậy thì theo tâm linh sẽ làm ảnh hưởng đến linh hồn của người âm.
Tảo mộ xong thì sẽ thắp hương, đặt hoa, đốt vàng mã cho linh hồn người đã khuất. Sau đó sẽ về nhà làm bữa mâm cỗ cúng gia tiên. Vào dịp Tiết Thanh Minh, các khu nghĩa trang sẽ trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn. Những thầy cúng hoặc các cụ già sẽ khấn vái tổ tiên tại phần mộ. Cùng lúc đó, những đứa trẻ thường sẽ đi theo người lớn để thể hiện sự kính trọng tổ tiên. Những người đi xa cũng sẽ thường trở về vào dịp Tết Thanh Minh. Nếu không có điều kiện về sum họp với gia đình thì hãy dành tấm lòng hiếu thuận, biết ơn để hướng về cội nguồn.
Tết Thanh Minh là một phong tục tốt đẹp trong văn hóa người Việt thể hiện và khắc họa rõ nét đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó, đối với những ai đang còn bố, mẹ, ông, bà, người thân thì hãy tu dưỡng đạo đức, đề cao chữ hiếu. Làm được như thế thì ngày Tiết Thanh Minh mới có ý nghĩa.
3. Nguồn gốc của Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh được bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc thời cổ đại. Thời xa xửa xa xửa, vua Tấn Văn Công trị vị nước Tấn gặp hạn phải rời bỏ quê hương để đi tha phương cầu thực. Trong hành trình lưu vong đó, một vị hiền sĩ có tên là Giới Tử Thôi đã dang rộng đôi tay để giúp vua vượt qua những khó khăn. Những tháng ngày vua không đủ lương thực để duy trì cuộc sống, Tử Thôi đã cắt thịt ở đùi của mình để nấu cho vua ăn. Sau sự việc đó vua Tấn Văn Công luôn bày tỏ sự biết ơn đến vị cứu tinh của mình.
Hiền sĩ Phó Tử Thôi có thời gian phò tá vua 19 năm liền, cùng vua trải qua biết bao sóng gió, hoạn nạn. Sau khi Tấn Văn Công lấy lại được quyền lực và ngôi vị của mình đã phong thưởng cho những đại thần có công với mình nhưng lại không hề nhớ đến Giới Tử Thôi. Điều đó đã khiến vị hiền sĩ không oán trách nhưng đã về ở ẩn cùng mẹ ở núi Điền Sơn.
Mãi đến sau này, vua đã nhớ đến những công lao của ông nhưng ông không nhận. Vì muốn Tử Thôi đi ra ngoài nên vua đã hạ lệnh đốt toàn bộ khu rừng nhưng cả hai mẹ con hiền sĩ chịu chết cháy. Cái chết thương tâm đó đã khiến vua Tấn Văn Công vô cùng đau khổ.
Cũng từ đó, ngày Tết Thanh Minh được ra đời và ở nhân gian, người dân cũng tránh dùng lửa từ ngày 3/3 - 5/3 âm lịch. Thức ăn lạnh cũng được kiêng dùng. Chính vì thế 3 ngày đó đã trở thành Tết Hàn Thực hàng năm.
Ngày Tết Thanh Minh bắt đầu được du nhập vào nước ta từ thời Lý nhưng ý nghĩa của phong tục đã có chút thay đổi. Tại Việt Nam, Tết Thanh Minh được gắn bó mật thiết với tục tảo mộ. Vào dịp này, tất cả người dân dù có đi đâu cũng đều mong muốn và cố gắng trở về nhà để cùng người thân đi tảo mộ.
4. Tết Thanh Minh là ngày nào?
Tết Thanh Minh có dấu hiệu rất dễ nhận biết là mưa đầu xuân chấm dứt, trời cao trong xanh hơn thường ngày. Tết Thanh Minh cách Đông Chí 105 ngày và sau 60 ngày nữa là đến ngày Lập Xuân.
Theo quy ước, tết Thanh Minh được bắt đầu từ ngày 4/4 hoặc 5/4 và được kết thúc vào ngày 20/4 hoặc 21/4 tính theo lịch dương. Ngày lễ chính được định là ngày 5/4 dương lịch hàng năm. Theo âm lịch thì khoảng vào cuối tháng 2, đầu tháng 3.
5. Tết Thanh Minh 2020 vào ngày nào?
5.1. Tết Thanh Minh 2020 vào ngày mấy âm lịch?
Tết Thanh Minh là khoảng thời gian gắn liền với trách nhiệm, đạo đức và bổn phận của người Việt Nam. Đó chính là bổn phận của con cháu, của những người còn sống ghi nhớ công lao của tổ phụ, của bậc ông cha đi trước. Đây được xem là ngày giỗ tổ chung để người dân Việt được báo hiếu, trả ơn, trả nghĩa công ơn sinh thành, xây dụng của tổ tiên. Tết Thanh Minh năm 2020 sẽ diễn ra vào đúng ngày 13/3 âm lịch.
5.2. Tết Thanh Minh 2020 vào thứ mấy?
Năm nay, tết Thanh Minh sẽ rơi vào ngày chủ nhật 5/4/2020. Diễn ra vào đúng ngày cuối tuần, là dịp nhiều cơ quan, xí nghiệp được nghỉ nên bạn hoàn toàn có thể sắp xếp công việc để về nhà tảo mộ cùng với người thân của mình.
6. Lễ tảo mộ trong Tết Thanh Minh
Đối với người Việt, công việc chính trong ngày Tết Thanh Minh là đi tảo mộ. Phong tục này có một số lưu ý và điều kiêng kỵ, vì thế hãy đọc kỹ những thông tin sau đây để đừng vi phạm nhé.
6.1. Chọn hoa cắm trong lễ tảo mộ
Vào ngày Tết Thanh Minh, bạn nên chọn những bông hoa giản dị, có màu sắc không được sặc sỡ quá, hoa thường sẽ lựa bông màu trắng hoặc màu vàng là phù hợp nhất. Trong tất cả các loại hoa để cúng bái thì những bông hoa cúc vàng, cúc trắng hay hoa huệ là sự lựa chọn hàng đầu.
Nếu dâng hoa cho người đã mất nhưng cùng thế hệ thì nên chọn hoa cúc trắng, vàng, hoa loa kèn, hoa ly, hoa hồng,... Còn để dâng cho người đã khuất là người còn trẻ tuổi thì chọn những bông hoa mà lúc sống người đó yêu thích.
6.2. Những điều cấm kỵ trong lễ tảo mộ
- Không nên thuê người lạ xách đồ cúng. Những đồ như vậy thì hãy giao cho con cháu trong nhà xách.
- Khi tiến hành các nghi lễ thì con trai trưởng, cháu đích tôn hoặc người thừa kế việc cúng bái là người đảm nhiệm.
- Trước khi đi ra mộ nên chuẩn bị mâm cỗ, thắp hương xin gia tiên trước.
- Trước khi thắp hương ở mộ thì cần thắp hương ở chỗ thờ thổ công, thổ địa trước.
- Khi đã làm lễ xong thì phải dọn dẹp sạch sẽ xung quanh phần mộ.
- Chỉ nên dọn dẹp cỏ, lau chùi sạch sẽ,... còn đối với những phần mộ chưa xây thì chỉ nên bồi đắp thêm đất thồi. Khi nhổ cỏ thì làm sạch ở bề mặt trên, không được nhổ mạnh tay, đào bới mạnh sẽ làm động hoặc sạt lở ngôi mộ.
- Đốt vàng mã đúng chỗ quy định, không nên đốt ở gần sát mộ sẽ làm ảnh hưởng đến âm khí của ngôi mộ.
- Đặc biệt chú ý, không được đeo vòng vàng, bạc khi tảo mộ. Các vật trang sức đó thể hiện sự lòe loẹt rất thu hút ma quỷ chú ý đến. Thay vì đeo trang sức đắt tiền thì có thể dùng vòng gỗ huyết long, vòng tay trầm hương hay vòng gỗ sưa. Tất cả đó đều là những vòng có tác dụng trừ ma, trừ tà rất tốt.
7. Cách cúng Tết Thanh Minh
7.1. Cúng Tết Thanh Minh ở ngoài mộ
Gia chủ chuẩn bị các mâm lễ vật đầy đủ đồ cúng chay, hoa quả, cau trầu, vàng mã, nến,... Sau đó đốt hương, đốt nền vái 3 lạy thể hiện tấm lòng với thổ công, thổ địa rồi mời bậc gia tiên trở về nhà cùng con cháy. Nhớ đọc nhưng bài khấn lễ khi tảo mộ được ghi chép đầy đủ ở sách vở. Khi nhanh chỉ còn lại 1/3 cây thì có thể xin lễ, vàng mã để đi hóa và xin lộc về.
7.2. Cúng Tết Thanh Minh tại nhà
Trước khi đến giờ làm lễ, người nhà cần mặc trang phục lịch sự để tỏ lòng kính trọng với tổ tiên. Mâm cố cúng tổ tiên tại nhà sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, quan trọng nhất là sự thành tâm khi chuẩn bị đồ lễ.
8. So sánh Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực
Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực là hai ngày Tết hoàn toàn khác nhau.
Tết Thanh Minh bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5/4. Trong thời gian diễn ra ngày Tết, mọi người trong gia đình đều tụ gặp mặt, tụ họp cùng nhau đi tảo mộ và làm lễ cúng bái ở nhà và ngoài phần mộ.
Tết Hàn Thực lại diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch. Trong ngày đó, người dân sẽ ăn các món ăn nguội, món lạnh, bánh chay, bánh trôi.
9. Những điều cấm kỵ trong Tết Thanh Minh
- Không nên đi những cung đường vắng, ít người qua lại, nên chọn những đường đông đúc để tránh gặp những rủi ro.
- Phần mộ của tổ tiên nên được dọn dẹp sạch sẽ, đặt hoa tươi.
- Nếu tảo mộ thì nhớ sửa sang tứ phía ngôi mộ để thể hiện rõ lòng thành kính.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh, đang mang thai thì không được đi tảo mộ vì như thế rất dễ trúng tà.
- Nếu yếu bóng vía thì khi đặt chân về nhà cần chuẩn bị lửa rồi bước qua để xua đuổi những năng lượng xấu vào nhà.
- Không nên đá, dẫm lên mộ của người khác.
- Không chụp ảnh quanh mộ.
- Không được tổ chức tiệc tùng, vui chơi trong thời gian diễn ra Tết Thanh Minh.
- Nên lựa chọn quần áo tối màu, nếu mặc quần áo rực rỡ sẽ khiến các vong hồn để ý.
- Nếu Tết Thanh Minh mà đi du lịch thì sẽ mang đến nhưng điều không may cho gia đình.
- Chỉ có người trong nhà mới được đi tảo mộ, nếu người lạ mà đi cùng thì rất cấm kỵ.
Tết Thanh Minh là mốc thời gian nhắc chúng ta hướng về quê hương, nguồn cội. Trong tâm khảm của mỗi con người đều phảng phất nỗi nhớ, niềm khắc khoải về nơi mình sinh ta, về những bậc sinh thành đã khuất. Cho dù cuộc sống giờ đây ngày càng bận rộn, tất bật nhưng vào ngày Tết Thanh Minh hãy bớt chút thời gian để bày tỏ sự thành kính với những người đã đi xa.
Thu Mơ
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ