Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ tang ở Kon Tum

Dọc theo hành trình du lịch trong nước, có lẽ đôi lần du khách sẽ gặp hay nghe về Lễ tang ở một số vùng miền, địa phương. Mỗi nơi đều có những điểm khác biệt về lễ tang, nhất là đến vùng đất Kon Tum, du khách sẽ thấy có sự khác biệt rất rõ ràng.

Có dịp đi tour Kon Tum, được tìm hiểu về văn hóa lễ hội, mới thấy, lễ tang ở một số vùng của bà con dân tộc thiểu số Kon Tum được diễn ra rất khác biệt. Sự khác biệt thể hiện từ quan niệm về cái chết, cho đến hình thức tổ chức nghi lễ.


le-tang-dan-toc-o-kontum

Nét văn hóa dân tộc ở Kon Tum


Như những lễ tang thông thường mà chúng ta được chứng kiến, khi một người chết đi, họ sẽ được lưu lại trong gia đình từ 1 cho đến vài ngày (tùy theo tôn giáo, điều kiện gia đình…). Và trong ngày được chôn cất, họ cũng sẽ không mang gì theo bên mình ngoài những vật dụng thân thuộc, hoặc một ít tư trang mà người nhà cho rằng họ cần dùng ở thế giới bên kia. Tuy nhiên, với tín ngưỡng riêng của bà con dân tộc thiểu số Kon Tum thì họ cho rằng chết chỉ là một hình thức mà người chết và người sống tạm thời không gặp nhau, để người chết luân hồi ở kiếp khác, luân chuyển sự sống cho người thân trong gia đình.

Dựa trên quan niệm đó, lễ tang của họ cũng được tổ chức rất khác. Khi một gia đình có người qua đời, toàn thể cộng đồng người dân trong làng, trong vùng sẽ nổi chiêng – trống để báo hiệu. Mọi người sẽ cùng nhau giúp đỡ việc tang lễ cho gia đình. Riêng về phần của người chết, họ được thay quần áo mới và không lưu lại tại nhà như điều mà chúng ta thường biết, thay vào đó người chết được đưa đến nhà tang. Nhà tang chính là ngôi nhà làm bằng tre, nứa được bà con trong vùng dựng lên (hay còn gọi là nhà mồ).

Sau khi đến nhà tang, người chết được đặt vào chiếc quan tài làm bằng thân cây có khoét lỗ rỗng. Và lúc này là lúc người nhà phân chia một phần tài sản cho người chết. Người chết được mang theo phần của cải như người còn sống, nhưng tài sản thường được làm cho vỡ, gãy, nát… vì họ quan niệm rằng, khi sang thế giới bên kia các tư trang sẽ tự động biến chuyển từ vỡ thành lành.

Sau đó, người ta bịt kín nắp quan tài và chuẩn bị bữa tiệc chia tay của cộng đồng với người đã khuất. Thường thì dân làng sẽ mang đến heo, gà, rượu… rồi cùng nhau đánh cồng chiêng liên tục xung quanh nhà mồ. Cho đến ngày thứ 3 hoặc thứ 5, quan tài người chết sẽ được đưa đến nghĩa địa. Đây cũng chính là giây phút cuối cùng để khép lại lễ tang – nghi thức cuối cùng trong vòng đời của một con người.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook