Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ mừng thọ đầu xuân của người Tày ở Hà Giang

Bạn có dịp tìm hiểu cẩm nang du lịch Hà Giang, sẽ thấy vùng đất này có rất nhiều lễ hội được đề cập đến. Trong các lễ hội ở đây, với dân tộc Tày, Lễ mừng thọ đầu xuân của họ cũng là một điểm nhấn đẹp góp phần làm phong phú thêm văn hóa lễ hội ở địa phương.

Không phải chỉ đi du lịch Hà Giang, bạn mới có dịp biết đến lễ mừng thọ. Mừng thọ, chúc thọ ông bà, người lớn tuổi đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt nói trong đó có dân tộc Tày, tuy nhiên, lễ mừng thọ của người Tây, cũng có một vài nét riêng biệt. Thời gian mùa xuân hàng năm – khoảnh khắc khi đất trời, vạn vật gioa hòa, sinh sôi cũng là lúc các gia đình người Tày tổ chức mừng thọ cho ông bà, cha mẹ mình.

le-mung-tho-dan-toc-tay

Lễ mừng thọ đầu xuân của người Tày ở Hà Giang

Người Tày không chọn số tuổi chẵn mà thường chọn các tuổi lẻ để tổ chức mừng thọ như tuổi 49, 61 hay 73. Và 73 tuổi thường là độ tuổi người Tày tổ chức mừng thọ. Chọn thời điểm này cũng vì các năm trên theo quan niệm dân gian là năm đại hạn nên tổ chức mừng thọ cũng chính là để giải hạn.

Cẩm nang du lịch Hà Giang cũng đề cập, lễ mừng thọ của người Tày không thể thiếu thầy Tạo hoặc thầy Pựt. Họ là những người biết chữ, có kiến thức sâu rộng, được dân làng tín nhiệm nên có thể trình tấu mọi việc với thần linh nhằm giải hạn cho người được mừng thọ. Theo phong tục, gia đình phải chuẩn bị tươm tất mâm cúng gồm đôi gà vịt, thủ lợn, bốn chân lợn, bánh dày, rượu và hoa quả. Sau đó, thầy Tạo sẽ viết những câu chúc thọ bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm lên giấy đỏ, vải đỏ và treo, dán ở các cột nhà chính. Thầy Tạo sẽ tiến hành cúng ở hai nơi là gầm sàn và trên sàn. Ý nghĩa khi cúng trên sàn là báo cáo với gia tiên, cúng dưới sàn là báo tin và tạ ơn thổ công, thổ địa.

Trong khi thầy Tạo thực hiện nghi lễ thì con cháu, anh em, bà con quây quần xung quanh để lắng nghe và kèm theo các bài cúng là trống, chiêng rộn rã như không khí vui vẻ của lễ hội. Người được cúng thì ở trong buồng. Nếu là đàn ông thì người nhà lấy một tấm vải trắng gấp thành 7 gấp để trong buồng, gấp thành 9 gấp kèm một bông lúa nếu là đàn bà. Cúng lễ xong, con cháu dẫn ông bà, cha mẹ ra mang theo tấm vải gấp và được con cháu bón cơm, nước với hàm ý chăm sóc, báo hiếu cho người nuôi nấng mình.

Mọi người đến mừng thọ như anh em hàng xóm thì mang theo quà đến chúc thọ. Anh em, họ hàng thì mang vải đỏ, bánh dày. Hàng xóm thì mang gà gạo để mừng thọ. Con rể của gia đình phải tự tay làm một cái cổng gỗ thật đẹp gọi là nhà khoăn để mừng thọ bố mẹ vợ với ý nghĩa đón đưa họ khi tuổi về già. Gia đình còn đủ bố mẹ vợ thì nhà khoăn phải làm 4 cột. Con rể còn mang lễ vải đỏ 2,5 m, đôi gà, vịt, bánh dày, rượu nhờ thầy Tạo cúng cho bố mẹ vợ mình. Xong lễ thì mời bạn bè, anh em cùng ăn uống tại nhà khoăn.

Ngoài lễ cúng giải hạn thì nghi lễ mừng thọ độc đáo này chính là nét văn hóa đặc sắc về lòng hiếu thảo, tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ của người Tày. Nếu bạn có dịp đến Hà Giang vào mùa xuân, đừng quên cơ hội tham gia vào nghi lễ thật ý nghĩa này của người Tày, để trải nghiệm những nét đẹp văn hóa của người Tày giữa vùng cao nguyên đá nhé.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook