Lễ hội Võng La ở Hà Nội
Có lẽ đã có rất nhiều du khách đã đến thăm Hà Nội, song không phải ai cũng từng có dịp tham gia Lễ hội Võng La. Trong Cẩm nang du lịch Hà Nội với những điểm tham quan, mua sắm, ăn uống và chỗ dừng chân. danh mục lễ hội luôn để lại nhiều lưu ý cho du khách, song việc tham dự đúng dịp đôi khi lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Đây cũng là lý do khiến những dịp tuyệt vời như Lễ hội Võng La của đất Hà thành ít khi được du khách trải nghiệm.
Nếu chọn tour đi Hà Nội 3 ngày 2 đêm trong tháng đầu xuân, bạn nhớ dành thời gian ghé thăm đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh Hà Nội để khám phá lễ hội Võng La, tôn vinh Ngũ vị Tôn Thần của dân làng. Lễ hội Võng La được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm tưởng nhớ công ơn của 5 vị Thành Hoàng: Quốc Công Đại Vương, Lã Nương phu nhân Đại Vương, Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương –Linh Khổn, Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương – Minh Chiêu và Đệ Tam Linh Tố Đại Vương- Cung Nhục.
Theo truyền thuyết và linh phả ở đình, vào thời vua Hùng thứ 18, Quốc Tế Đại nhân cùng phu nhân Lã Nương được giao cho nhiệm vụ trông coi kho bạc và kho lương thực xã Võng La. Một hôm, Lã Nương phu nhân nằm mộng thấy 3 con rắn trắng từ sông bò lên người. Từ đó, bà thụ thai và sinh ra 3 người con trai thông minh, tài trí, văn võ song toàn và sức khỏe hơn người. Ba người con ấy chính là Linh Khổn Đại Vương, Minh Chiêu Đại Vương và Cung Nhục Đại Vương. Khi quân Thục Phán sang xâm chiếm đất nước, cả 3 anh em được tiến cử lên vua Hùng và được phong làm tướng quân chỉ huy 2 đội quân thủy, bộ tiến đánh quân Thục.
Nhờ thông minh, tài trí nên chỉ trong một thời gian ngắn các tướng quân đã đánh bại quân Thục Phán. Trên đường về diện kiến vua, cả 3 anh em không bệnh mà mất. Nhà vua thương tiếc truyền cho dân làng lập đền thờ phụng và sắc phong cho 3 anh em là Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương, Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương và Đệ Tam Linh Tố Đại Vương, cùng thân phụ là Quốc Công Đại Vương và Lã Nương phu nhân Đại Vương. Từ đó đến nay, dân làng Võng La hằng năm vẫn làm lễ tưởng nhớ các vị Thành Hoàng có công giúp vua Hùng giữ nước. Một câu chuyện mang tính truyền thuyết đầy lòng yêu nước, đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng, khiến Lễ hội Võng La luôn được nhiều người trông đợi và tham gia. Lễ hội không chỉ để biết ơn những đã hy sinh vì quê hương đất nước trong suốt một hành trình lịch sử rất dài, mà còn như động lực, là dịp hun đúc thêm tình yêu của hương và biết ơn của những người đang sống ở hiện tại này.
Lễ hội Võng La hàng năm được chia ra làm 2 kỳ hội: tháng Giêng và tháng Tám âm lịch. Vào tháng Giêng lễ hội bắt đầu từ ngày 13 đến ngày 15. Đây cũng chính là ngày hóa của 3 vị Đại Vương. Và ngày 15 tháng Tám âm lịch là lễ tưởng nhớ ngày hóa của phụ thân và phụ mẫu 3 vị Đại Vương. Lễ hội được dân làng tổ chức rất trang nghiêm. Từ buổi sáng ngày 13 tháng Giêng, các cụ ông trong đội tế lễ mặc trang phục truyền thống làm lễ bao sái, mộc dục tượng, đồ thờ cúng và lễ tế mở cửa đình. Buổi chiều, đội tế lễ nam tiến hành lễ tế nhập tịch. Đội tế lễ nữ làm lễ dâng hương tế thánh. Sang ngày 14 cũng là ngày chính hội, lễ rước kiệu được bắt đầu từ sáng sớm. Đoàn rước đi đầu là đội múa sư tử. Kế đến là phường bát âm, đội mang cờ, đồ bát bảo, đội khiêng kiệu, đội tế nam, đội tế nữ và sau cùng là dân làng. Những người khiêng kiệu phải là những thanh niên khỏe mạnh và chưa có gia đình. Buổi chiều là lễ dâng hương tế Thánh của các đội tế nam, tế nữ. Tối đến là chương trình giao lưu văn nghệ của xã Võng La với các xã khác. Đến ngày 15, buổi sáng , đội tế nữ mặc trang phục truyền thống làm lễ dâng hương tế Thánh. Buổi chiều đội tế nam làm lễ tế giã hội và phát lộc Thánh. Trong suốt những ngày lễ hội diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian: múa sư tử, hát quan họ, hát chèo, hát văn, chèo thuyền, chọi gà,…sôi động. Nếu có cơ hội tham gia lễ hội Võng La, du khách sẽ được hòa mình vào truyền thống dân gian và cũng là nét văn hóa lâu đời mà người dân làng Võng La còn lưu giữ.
Ngày nay, trên các trang web lữ hành đã truyền tải khá nhiều thông tin về văn hóa lễ hội truyền thống của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Nên thông tin về Lễ hội Võng La ở Hà Nội cũng thường xuyên được cập nhật. Và sẽ thật đáng tiếc nếu như bạn bỏ qua cơ hội khám phá một nét văn hóa dân tộc đã được lưu truyền từ bao thế hệ cha ông, nếu đến Hà Nội đúng vào dịp lễ hội này.
[relatedbox title="Tham khảo thêm"]
[/relatedbox]
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ