Lễ hội Đền Và – Hà Nội
Bạn đã bao giờ tham gia hay nghe đến Lễ hội đền Và? Nếu có dịp đến Hà Nội qua những tour du lịch như tour Hà Nội – Sơn Tây, tour du lịch Hà Nội Hạ Long,… các hành trình này sẽ đưa bạn đến với thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, Sơn Tây, thăm đền Và linh thiêng. Và nếu đúng dịp lễ hội, bạn sẽ còn được khám phá nhiều điều thi vị gắn với Đền Và qua thời gian.
Để đúng dịp lễ hội Đền Và, bạn có thể chọn tour Hà Nội đầu xuân, đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm quý giá làm giàu thêm kinh nghiệm du lịch Hà Nội của bạn. Lễ hội đền Và gắn liền với một truyền thuyết dân tộc Tiên Rồng. Và đền Và là một minh chứng cho truyền thuyết đó. Có một câu chuyện kể rằng thuở ấy, khi đất nước thanh bình, vua Hùng trao quyền lại cho vua Thục Phán. Sơn Tinh cùng Mị Nương cũng về sống trên núi Ba Vì.
Ngài thường du ngoạn khắp nơi thăm hỏi dân tình. Cũng trong một lần du ngoạn đến ven dòng sông Tích, ngài dừng chân nghỉ. Cùng lúc đó, xuất hiện một đám mây che mát cả một vùng. Cho là điềm lành, ngài cho lập tại nơi đó một hành cung. Hành cung đó chính là đền Và ngày nay. Từ lúc có hành cung, Thánh Tản cũng thường lui tới vùng đất bên kia sông Hồng.
Trong một lần trở lại đền Và, Thánh Tản có nhờ một cô gái cắt cỏ gánh giùm hai sọt nước để ngài tắm gội. Kỳ lạ thay, chiếc sọt dành chứa cỏ của cô gái có thể chứa đầy nước mà vẫn không rơi mất giọt nào. Và khi gặp cô gái, ngài đã bày cho cô gái cách làm liềm cắt cỏ thay cho con dao mà cô vẫn thường sử dụng để cắt được nhanh hơn, dễ dàng hơn. Ghi nhớ dấu tích và công đức của Ngài, người dân làng Di Bình còn lập đền thờ tại nơi Ngài tắm gội và đặt tên là Ngự Giội với ý Ngài đã đến đây và tắm gội trước khi trở về đềnVà.
Kể từ khi có đền Và, người dân làng làm ăn phát đạt. Dân làng tưởng nhớ công ơn vị Thánh Tản nên luôn hương khói, phụng thờ. Từ đó, lễ hội đền Và diễn ra mỗi năm 2 kỳ. Mùa xuân, tổ chức vào tháng Giêng. Mùa thu mở vào tháng Chín. Cứ theo lệ cứ mỗi 3 năm làng lại tổ chức lễ lớn một lần vào các năm Tý –Mão – Ngọ – Dậu. Vào kỳ lễ lớn, đền Và còn có tục rước nước với sự tham gia của 8 làng lân cận.
Từ ngày 13 tháng Giêng, từ sáng sớm, dân thôn lên đền qué dọn, trang trí cờ hội. Buổi chiều, các thôn rước kiệu của làng mình về đặt trước sân nhà tiền chế tại đền Và. Cư dân vạn chài trên sông ghép thuyền làm thành cầu phao lớn đưa đoàn rước qua sông với mong muốn được Thánh Tản phù hộ cho mùa đánh bắt bội thu. Sang ngày 15 cũng là ngày chính hội. Trong ngày này, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức thu hút nhiều du khách gần xa. Người ta tham gia đánh bắt tập thể trên đoạn sông Trích. Những con cá ngon được chọn để làm lễ vật dâng lên đức Thánh Tản. Theo quan niệm dân gian, ai bắt được cá to xem như là Thánh Tản phù hộ cho năm đó gặp nhiều may mắn. Tất cả dân làng đều thành kính trước uy linh của Ngài. Có một câu chuyện điều vô cùng đặc biệt là các món ngon dâng lên Thánh Tản không dùng muối mà chỉ để nhạt. Sau bữa cơm, các viên quan uống nước, ăn trầu mà không được dùng vôi. Từ đó, dân gian có câu “ Lễ hội đền Và trầu không vôi, xôi không muối”.
Du lịch Hà Nội Hạ Long, ghé thăm đền Và có lẽ là một phần ý nghĩa mà công ty điều hành du lịch muốn gửi đến du khách một khoảnh khắc trở lại với cội nguồn. Truyền thuyết tuy khá xa với thực tế nhưng chứng tích đã chứng minh cho truyền thuyết lại vô cùng gần gũi với đời sống tâm linh con người, như có một mối liên kết vô hình. Đó là lý do vì sao lễ hội đền Và là một phần thiêng liêng trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ nơi đây.
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ