Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội đâm trâu biểu tượng sức mạnh của các dân tộc Tây Nguyên

Theo các hành trình du lịch Việt Nam, có dịp về thăm Tây nguyên, bạn sẽ có dịp biết đến những lễ hội khá độc đáo của các dân tộc thiểu số. Trong số các lễ hội tiêu biểu của họ, không thể không nhắc tới lễ hội đâm trâu.

le-hoi-dam-trau-cua-nguoi-bana

Lễ hội đâm trâu

Theo kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk, đề cập đến lễ hội đâm trâu, chắc chắn du khách sẽ được biết đến nhiều điều tồn tại trong văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Lễ hội đâm trâu là một trong những nét sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất của các dân tộc ở vùng cao này. Có rất nhiều dân tộc khác nhau ở vùng đất Tây Nguyên gắn bó với lễ hội đâm trâu, từ người Bana đến người Ê Đê, Xê Đăng hay Brâu,…đặc biệt là các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk thì lễ hội này là hoạt động văn hóa quan trọng không thể thiếu.

Để chuẩn bị cho ngày lễ đâm trâu, những thanh niên của buôn làng sẽ được phân công vào rừng chặt gỗ và ngọn lồ ô mang về. Ở làng, sẽ được khắc lên câu những hoa văn đặc trưng cho văn hóa tâm linh của dân tộc, sau đó cột này được dựng trước sân nhà Rông để buộc con trâu làm đồ tế lễ.

Lễ hội đâm trâu thường được khai mạc vào giờ sửu. Khi tiếng chiêng, tiếng trống vang lên, mọi người dân trong buôn làng đổ về nhà Rông, quây vòng tròn bên cột đâm trâu đợi già làng cúng lễ.

Lời cầu khấn của già làng xin thần trời, thần nước, thần núi, thần sông đến để chứng kiến ngày hội đâm trâu của buôn làng để phù hộ cho dân làng được mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển,…Sau lời cúng, con trâu đực được chọn làm đồ tế lễ được dắt cột vào cột Gưng.

Tiếng cồng chiêng tiếp tục nổi lên với nhịp độ nhanh hơn, thanh niên trong làng cùng nhau nhảy múa theo nhạc. Khi những điệu nhảy lắng xuống cũng là lúc những chàng trai khỏe mạnh trong làng đầu chit khăn đỏ tay mang lưỡi kiếm bước ra, vừa nhảy theo tiếng cồng chiêng vừa đấu lưỡi kiếm vào thanh gỗ dài. Bên ngoài những cô gái thi nhau té nước vào.

Sau khi màn múa hát xong thì những thanh niên bắt đầu đâm trâu. Ai mà đâm trâu một nhát chết ngay thì biểu tượng cho sức mạnh, khi trâu ngã xuống thì những thanh niên này xẻ thịt chia đều cho từng gia đình. Riêng đầu râu được gác lên cột lễ để chuẩn bị cho lễ rước đầu trâu lên nhà Rông vào ngày hôm sau.

Trong suốt ngày đêm hôm đó, người dân trong làng sẽ nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Tại sân nhà Rông cũng được tổ chức nhiều trò chơi như đấu vật, đánh roi…

Lễ hội đâm trâu là một lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc Tây Nguyên với ý nghĩa tâm linh, biểu tượng cho sức mạnh. Sau lễ hội đâm trâu, theo quan niệm của họ thì những hiềm khích, nỗi buồn sẽ không còn mà thay vào đó là niềm vui để chuẩn bị cho một mùa màng mới. Với những điểm nhấn đặc sắc của lễ hội, hẳn là khi đi tour du lịch Đắk Lắk đúng dịp, chắc chắn du khách không thể bỏ qua một lần tham dự, để thêm phần hiểu biết về văn hóa lễ hội độc đáo của người dân ở vùng đất này.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook