Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội đâm trâu ở Đà Lạt, Lâm Đồng

Trong tour Đà Lạt 3 ngày 2 đêm, du khách không chỉ được thưởng thức không khí trong lành, mát mẻ bên những thắng cảnh thơ mộng và hữu tình mà còn được tham gia và tìm hiểu những nét văn hóa dân tộc đầy hấp dẫn và phong phú trong đó có các lễ hội cổ truyền. Đặc biệt nếu đến thăm vùng cao nguyên này vào tháng 3 âm lịch, du khách còn có dịp biết đến không khí náo nức của Lễ hội đâm trâu độc đáo.

Văn hoá lễ hội Đà Lạt Lâm Đồng luôn hấp dẫn du khách bởi ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc, Lễ hội đâm trâu là một lễ hội như thế. Lễ hội còn được gọi là lễ “Sa-rơpu” (ăn trâu ), được chuẩn bị và diễn ra trong 3 ngày vào khoảng  từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch ở trước nhà rông, nhà cộng đồng, hoặc dưới một tán cổ thụ, trong ánh lửa hồng hừng hực, tại chân núi Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng. Đây là lễ hội truyền thống của các dân tộc vùng Tây Nguyên như  Stiêng, Bana, Cờ tu, Êđê, Xê đăng, Xeđrá , Brâu,… nhằm tạ ơn các vị thần đã phù hộ, độ trì cho bà con dân làng làm ăn được mùa, con cháu khoẻ mạnh. Khai mạc lễ hội thầy cúng sẽ khấn cầu xin thần trời – thần nước – thần núi- thần sông suối  đến chứng kiến ngày hội đâm trâu của dân làng và xin phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò, súc vật…


le-hoi-dam-trau

Lễ hội đâm trâu


Sau đó những cô sơn nữ trong làng nữ mặc áo “Phia” – kiểu áo lễ của nữ giới và váy hoa “Kteh”, đầu chít khăn trắng ví như sắc lan rừng đang nở rộ, nhảy múa theo điệu nhạc của tiếng chồng chiêng với những vũ điểu uyển chuyển, đa dạng, quyến rũ, hấp dẫn. Sau màn múa hát người ta sẽ đầu đâm trâu, nhiệm vụ này được giao cho những chàng trai cao to, khoẻ mạnh trong làng, đầu họ chít khăn đỏ, mặc áo lễ “Blan” hoặc mặc áo ló chui đầu, không tay, có thêu hoa văn sặc sỡ hai bên vạt áo, đóng khố hoa “Kteh” và trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh trỗi nhạc. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí. Các chàng trai cầm cây Peh (dao dài) chặt đứt nhượng hai chân sau con trâu cho nó qụy xuống và cắm mũi lao vào huyệt tử con trâu. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen. Trâu ngã xuống, cũng là lúc tiếng cồng chiêng vang dội, tiếng hát, cùng những vũ điệu thêm rộn rã, như tạo thêm một niềm tin mùa màng bội thu, tiếp tục hăng say lao động sản xuất dù có thể có những bất trắc, thiên tai, địch họa. Sau khi đâm trâu, trâu sẽ được xẻ thịt và chia đều cho từng bếp trong buôn làng. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà Rông, còn đầu trâu được gác lên cột lề. Sang sáng ngày hôm sau, sẽ có lễ rước đầu trâu lên nhà Rông. Cặp sừng trâu buôn làng sẽ giữ lại và treo lên vách nhà Rông, máu trâu được hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà Rông. Tiếp tục nghi lễ, buôn làng bắt đầu ăn uống và vui chơi. Người phụ nữ cao tuổi nhất sẽ được mời nâng cần rượu đầu tiên, rồi lần lượt theo thứ tự người già uống trước và trẻ sẽ uống sau. Bên cạnh tiệc rượu, buôn làng còn có các hoạt động như thi thố tài năng bằng đấu vật, đánh roi... Qua lễ hội đâm trâu, nhiều nét đặc trưng được thể hiện rõ với những ý nghĩa đặc biệt của nó, đó là tính cộng đồng, tình yêu thiên nhiên,…Lễ hội được duy trì cũng là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xưa của người Tây Nguyên và nét văn hóa quý giá ấy được gìn giữ qua các thế hệ.

Các công ty tổ chức tour du lịch ngày nay luôn khéo léo lồng ghép những chuyến tham quan cảnh sắc Đà Lạt mộng mơ với những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nếu có dịp qua đây, bạn nhớ tham gia vào Lễ hội đâm trâu này nhé, phải chứng kiến tận

[relatedbox title="Tham khảo thêm"]

Món ăn ngon ở Đà Lạt

[/relatedbox]

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook