Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ cúng ma khô nét văn hóa nhân văn của người Mông ở Hà Giang

le-cung-ma-khoNgười Mông ở xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang quan niệm rằng, nếu có người chết họ sẽ được thầy cúng làm lễ hứa sau 12 ngày làm lễ ma khô để linh hồn siêu thoát. Đây là một nét văn hóa đậm tính nhân văn của người Mông, được đề cập khá rõ trong cẩm nang du lịch Hà Giang, mà du khách dễ dàng để tìm hiểu.

le-cung-ma-kho-1

Lễ ma khô của người Mông cũng mang ý nghĩa tương tự như lễ giỗ đầu của người Kinh

Thông thường khi đặt tour du lịch, du khách sẽ không có đủ thông tin để tìm hiểu thật cặn kẽ về Lễ cúng ma khô rất kỳ lạ này của người Mông. Sở dĩ gọi là đám ma khô là để phân biệt với đám ma tươi, nghĩa là làm đám mà không còn người chết trong nhà. Đám ma khô là lễ cúng cuối để hồn người chết về với tổ tiên, linh hồn họ được siêu thoát không theo quấy phá người thân trong gia đình.

Lễ cúng ma khô bắt đầu sau 12 ngày từ ngày có người chết, hoặc cũng có thể sau một tháng, một vài năm nhưng phải làm thêm lễ gia hạn, nếu không làm thì sẽ không gặp may mắn trong cuộc sống.

Từ buổi sáng diễn ra lễ ma khô, người thân trong gia đình đến mộ lấy hai mảnh tre đặt cạnh mộ mang về nhà. Ở nhà sẽ có thầy cúng làm lễ, đặt hai mảnh tre xuống nền và khấn gọi hồn người chết về. Điều khá kì lạ là khi thầy cúng khấn thì hai mảnh tre sẽ lật úp lại, có nghĩa là linh hồn người chết trở về, còn nếu mảnh tre đổ ngửa thì thầy cúng sẽ tiếp tục cúng cho đến khi linh hồn về mới thôi.

le-cung-ma-kho-2

Lễ rước “ma khô” ra đồng diễn ra rất nhanh, sau khi hoàn tất, mọi người đều nhanh chóng trở về nhà gia chủ và tham gia bữa tiệc cúng ma.

Sau khi đã gọi hồn trở về, người thân trong gia đình sẽ lấy hai mảnh tre trên dựng thành một hình con bù nhìn có áo quần, khăn vấn đầu. Hình tượng này được đặt trên một chiếc mâm giữa nhà, xung quanh mân có rượu, thịt, cơm. Thầy cúng sẽ tiếp tục làm lễ.

Lễ cúng ma khô bắt đầu với bài khèn riêng, thầy cúng sẽ đi vòng quanh ngôi nhà rồi bước vào nhà. Lúc này, người thổi kèn và thầy cúng làm lễ mời người chết về ăn để linh hồn họ ra đi thanh thản. Cứ cúng một lời thì rót rượu, xúc cơm, thịt mời linh hồn một lần. Cùng lúc này người thân sẽ khóc bằng ngôn ngữ riêng thể hiện miền tiếc thương.

Trong thời gian này người dân trong làng sẽ qua hỏi thăm, mỗi người đến dự đều mang theo gạo, gà, tiền viếng…Tất cả đều thể hiện niềm tiếc thương đối với người chết. Và họ cùng giúp đỡ người nhà mổ lợn, bò, chuẩn bị nấu nướng làm lễ cúng.

Sau khi cúng xong, thầy cúng sẽ là người hỏi linh hồn đã muốn siêu thoát hay chưa bằng cách tung hai mặt hai thanh tre, nếu hai mặt đối lập tức là linh hồn đã đồng ý. Lúc này, cái mâm đựng bù nhìn sẽ được lăn ra khỏi nhà. Khi đến ngôi mộ, người thân sẽ đốt cái mâm cùng bù nhìn tiễn linh hồn về thế giới bên kia. Lễ cúng ma khô kết thúc trong không khí đầm ấm bởi những lời sẻ chia của dân làng. Họ sẽ được chủ nhà mời ăn cỗ, uống rượu ngô, quây quần bên nhau. Lễ cũng ma khô là một phong tục đẹp của người Mông, thể hiện được nét đặc sắc trong văn hóa tín ngưỡng và đậm tính nhân văn.

Có lẽ, tour đi du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm là khoảng thời gian không quá dài để du khách có thể tìm hiểu hết đời sống văn hóa, tập tục phong phú của người Mông ở Hà Giang. Tuy nhiên, ít nhiều trong hành trình này, nếu được chứng kiến một nghi lễ cúng ma khô, thì đó sẽ là điều rất may mắn, để du khách có cơ hội biết thêm nhiều chi tiến thú vị của lễ cúng khá độc đáo này.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook