Lăng Tự Đức Huế, công trình kiến trúc mang cốt cách của vua
Lăng Tự Đức Huế được xem là công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất triều Nguyễn. Sở hữu khung cảnh thiên nhiên phong thủy hữu tình cùng nghệ thuật xây dựng đỉnh cao, Lăng Tự Đức ngày nay được xem là điềm dừng chân nhất định phải đến khi du lịch Huế.
1. Giới thiệu lăng Tự Đức Huế
Lăng Tự Đức Huế còn được gọi với một cái tên khác là Khiêm Lăng. Khi giới thiệu về Huế, người ta không thể bỏ qua di tích này. Đây là di tích lịch sử nằm trong quần thể di tích cố đô Huế (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 11/12/1993). Ngôi lăng thờ vua Tự Đức, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn trị vì trong vòng 36 năm từ 1847 – 1883. Ông cũng là nhà vua nổi tiếng với tài thi ca và lòng yêu thiên nhiên sâu sắc.
Lăng Tự Đức được mệnh danh là một trong những tác phẩm kiến trúc hoàn mỹ cả về nghệ thuật lẫn khung cảnh thiên nhiên. Ngôi lăng có kiến trúc tinh tế lại được bao bọc bởi không gian thiên nhiên xanh ngát của núi rừng, cây cỏ, hoa thơm. Đây được xem là nơi an nghỉ được xây dựng quá phù hợp với một tâm hồn thi sĩ, mộng mơ nhưng không kém phần uyên thâm của vua Tự Đức.
Ngày nay, lăng Tự Đức đã được sửa chữa nâng cấp nhưng vẫn luôn giữ lại được tổng thể và linh hồn của nghệ thuật kiến trúc. Mỗi lần du lịch Huế nếu bạn đang phân vân nên đến lăng tẩm nào để tham quan thì lăng Tự Đức là sự lựa chọn tuyệt vời.
2. Lăng Tự Đức ở đâu?
Lăng Tự Đức nằm lọt thỏm trong một thung lũng nhỏ thuộc làng Dương Xuân Thượng. Ngày nay, đây thuộc địa chỉ 17/69 Lê ngô Cát, thôn Thượng Ba, P. Thủy Xuân, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km.
Để đến đây du lịch có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như: xe đạp, xe máy hoặc thuê taxi. Tuy nhiên để cảm nhận được trọn vẹn khung cảnh thiên nhiên của lăng Tự Đức thì xe máy là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.
3. Nên đến lăng Tự Đức Huế vào thời gian nào?
Thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Huế nói chung và tham quan lăng Tự Đức là vào khoảng từ tháng 1 – 2. Đây là thời gian giao mùa nên khí hậu ở Huế vô cùng mát mẻ và dễ chịu lại khá ít mưa. Vì thế hãy lên kế hoạch đến Huế vào khoảng thời gian ấy để khám phá trọn vẹn nét đẹp mộng mơ, dịu dàng của mảnh đất cố đô cũng như lăng Tự Đức.
4. Giá vé tham quan và thời gian hoạt động của lăng Tự Đức
Giờ hoạt động: 7h00 – 17h30 hàng ngày
Giá vé:
- Người lớn: 100k/lượt
- Trẻ em (7-12 tuổi): 20k/lượt
- Trẻ em (dưới 6 tuổi): miễn phí
Đây là mức giá vé không quá cao, phù hợp với hạn mức tài chính cho phép của nhiều du khách. Vì thế, bạn đừng bỏ lỡ tham quan công trình lăng tẩm Huế nổi tiếng này nhé.
5. Lịch sử hình thành của lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là ngôi mộ được đích thân vua Tự Đức lúc sinh thời chỉ đạo xây dựng như một chốn nghỉ dưỡng, thoát khỏi việc triều chính. Theo sử sách ghi chép, Tự Đức là vị vua nổi tiếng của triều Nguyễn với thời gian trị vì dài nhất so với 12 vị vua còn lại của nhà Nguyễn.
Tên thật của ông là Nguyễn Hồng Nhậm được sinh ra với danh phận là con trai thứ 2 của vua Thiệu Trị. Theo tục lệ thì ngôi vua đáng lẽ phải thuộc về con trai đầu là Hồng Bảo gánh vác nhưng do yếu kém về tài năng lại ham chơi, thiếu ý chí nên Hồng Nhậm (tên thật vua Tự Đức) được vua cha tin tưởng và nhường ngai vàng.
Lên ngôi được không lâu, vua Tự Đức đã vấp phải những khó khăn về việc triều chính, tính toán. Tuy là một ông vua nhưng Hồng Nhậm lại có tính cách hiền lành, đơn thuần và yêu thiên thiên vô cùng tận. Cuộc đời trị vì của Tự Đức không mấy suôn sẻ mà nhuốm màu bi quan khi gặp phải thời thế lộn xộn, chiến triến tranh liên miên, nội bộ lục đục, anh em bất hòa. Ông cũng không có con cái nối dõi, thể trạng cơ thể suy nhược gầy gò lại hay ốm yếu nên ông quyết định lẩn trốn những lời dị nghị và lăng Tự Đức được ra đời từ đó.
Khi bắt đầu xây dựng, lăng Tự Đức có tên gọi là Vạn Niên Cơ. Vào ngày 8/9/1866, vì việc xây dựng lăng cần một lực lượng lớn quân sĩ và dân phu lao động vất vả, nhiều người oán giận nhà vua. Trước sự bất mãn đó cháu ruột của vua Tự Đức lôi kéo nhiều triều thần, anh em phát động cuộc nổi loạn nhưng cuộc đảo chính đã bị dẹp yên. Sau sự kiện đó, vua Tự Đức đã nhận ra sai lầm của mình nên đổi tên công trình thành Khiêm Cung.
6. Vẻ đẹp của lăng Tự Đức
Nếu có dịp đi tour Huế 3 ngày 2 đêm, hãy ghé qua lăng Tự Đức - nơi có vẻ đẹp bình yên và hài hòa. Nhìn tổng thể, lăng Tự Đức hệt như một công viên xanh rộng lớn. Nơi đây quanh năm có rừng thông reo, tiếng chim hót và những con suối chảy róc rách. Nét đẹp của lăng Tự Đức là sự hài hòa các đường nét xây dựng. Chính công trình kiến trúc lăng tẩm ấy được hòa quyện với cảnh sắc tự nhiên tạo nên một khung cảnh thật diễm lệ và mộng mơ.
Chìm đắm trong sự quyến rũ của hồ nước, mây trời và hương hoa, du khách như quên đi rằng đây chính là lăng tẩm của một vị vua quá cố mà cứ ngỡ như là chốn thiên đường của thi ca, nhạc họa.
Tại Khiêm Cung Môn, khi bắt đầu bước lên những bậc đá tam cấp, bạn sẽ thấy công trình hiện lên thật đẹp mắt với thế đối với hồ Linh Khiêm ngay phía trước. Đây là tòa nhà được xây 2 tầng với phong cách vọng lâu, nằm cạnh hồ nước mang yếu tố “minh đường” để mang đến ý nghĩa “tụ thủy”, “tích phúc”.
Xưa kia tại nơi đây, nhiều người thường thả hoa sen, một loài hoa biểu tượng cho sự giản dị, mộc mạc nhưng cũng vô cùng đằm thắm của con người Việt Nam. Đây cũng được xem là quốc hoa của cả nước và đi vào biết bao trang thơ, bản nhạc bất hủ. Chính bởi nét duyên dáng của hoa sen đã mang đến không gian nghỉ ngơi tuyệt vời cho vị vua yêu thi ca. Không chỉ có những bông sen thơm ngát mà giữa hồ còn có những hòn đảo nhỏ để mọi người trồng hoa hoặc nuôi thú. Vẻ đẹp tao nhã của lăng Tự Đức khó có thể diễn đạt bằng lời, chỉ khi đến tự kiểm chứng thì mới cảm nhận hết sức quyến rũ của nó.
Một địa điểm cũng không thể bỏ qua khi đến lăng Tự Đức là Dũ Khiêm Tạ và Lăng Khiêm Tạ. Trước kia đây là nơi vua Hồng Nhậm hay ngồi thả hồn theo hồ nước để ngâm thơ, đọc sách. Bốn bề xung quanh di tích này là sắc xanh của trời, là hương thơm phảng phất của hoa, là tiếng chim lanh lảnh và cả những hòn đảo đủ các loài hoa tỏa sắc. Một khung cảnh ấn tượng vô cùng.
Cảnh sắc tại lăng Tự Đức đẹp hệt như một bức tranh mang đậm hơi thở cổ điển với những cây cầu bắc ngang hồ nước nhỏ. Không chỉ được tận hưởng nét đẹp say lòng lăng Tự Đức mà khi đến du khách còn có cơ hội được sống ảo cực chất với những background cực “cổ điển”. Khi lên hình bạn ngỡ như mình đang ở trong một bộ phim cổ trang thần thoại Trung Hoa.
7. Cấu trúc của lăng Tự Đức Huế
Kiến trúc của lăng Tự Đức Huế gồm 2 phần: tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được xây dựng song song nhau. Núi Giáng Khiêm làm tiền án, núi Dương Xuân là hậu chẩm và hồ Lưu Khiêm là minh đường chính.
Qua Khiêm Cung Môn, du khách sẽ được tận mặt chứng kiến những kiến trúc đỉnh cao trong khuôn viên của lăng Tự Đức. Tất cả các công trình ở đây đều được đặt có chữ Khiêm với ý nghĩa là sự sở hữu của vua Tự Đức. Đi tiếp qua cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, bạn sẽ thấy khu điện thờ hiện ra trước mắt. Trước kia, tòa nhà này là địa điểm để vua và đám cung nữ, tùy tùng vui chơi.
Bên trong Khiêm Cung Môn là chốn nghỉ ngơi của nhà vua nên được xây dựng cầu kỳ về kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Chính giữa đó là điện Hòa Khiêm, nơi vua Tự Đức ngồi làm việc và nghiên cứu chính sự. Hiện nay, đây là nơi đặt bài vị thờ cúng của vua và hoàng hậu để người dân đến thắp hương và tham quan. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, nơi này trước kia là chỗ vua nghỉ ngơi nhưng hiện này là điểm thờ vong linh của mẫu hậu vua Tự Đức.
Một điểm đến mà bạn cần đặt chân tới đó là nhà hát Minh Khiêm, chốn vua hay tới để nghe hát. Công trình này mang đậm nét văn hóa của thời vua Tự Đức khiến nhiều du khách không khỏi thích thú. Để phục vụ cho nhu cầu của du khách, hiện nay nhà hát này vẫn thường xuyên tổ chức những buổi biểu diễn nghệ thuật vô cùng hấp dẫn.
Vượt qua khu tẩm điện là sẽ đến khu lăng mộ. Đi tới Bãi Đính, du khách sẽ thấy hiện ra trước mắt mình hai hàng tượng quan văn võ rất oai nghiêm, khí thế. Ngay sau đó là Bi Đình với tấm bia đá nặng tới 20 tấm. Trên bia được khắc bài Khiêm Cung Kí của nhà vua. Đây cũng được xem là cuốn nhật ký mà nhà vua viết về chính cuộc đời của mình. Ngay sau tấm bia chính là hai trị biểu lớn mang ý nghĩa mạnh mẽ, thể hiện ý chí kiên định của vua Tự Đức.
Trải qua hàng trăm năm phát triển và tồn tại, lăng Tự Đức ngày nay vẫn được xếp vào hàng kiệt tác về nghệ thuật kiến trúc xây dựng lăng tẩm và trở thành điểm đến quen thuộc của đông đảo du khách khi du lịch Huế.
8. Những lưu ý khi đến lăng Tự Đức Huế
8.1. Thoa kem chống nắng đều đặn
Để tham quan hết quy mô của lăng Tự Đức, bán sẽ phải mất 1,5 – 2 tiếng. Vì thế tránh để ánh nắng mặt trời gây tác hại cho làn da của mình thì bạn nên bôi kem chống nắng trước khi đi và cũng đừng quên dặm kem đều đặn.
8.2. Lựa chọn trang phục
Lăng Tự Đức Huế là công trình sở hữu nét kiến trúc vô cùng nguy nga nhưng cũng không kém phần nên thơ. Vì thế ngoài việc mặc trang phục kín đáo thì bạn cũng nên lựa bộ váy áo thật xinh xắn để có thể lưu giữ những bức hình thật chất cho chuyến du lịch của mình nhé.
8.3. Chú ý lời nói, hành vy
Bởi là nơi an nghỉ của vua Tự Đức nên khi đến đây bạn phải chú ý lời nói và hành vy của mình để có thể giữ gìn sự uy nghiêm, thành kính đối với ngôi mộ của vị vua một thời của dân tộc.
Lăng Tự Đức là một bức tranh kiệt tác, một hình ảnh xuất sắc trong tổng thể hoàn mỹ của nghệ thuật xây dựng lặng mộ triều Nguyễn. Lăng tẩm xứng đáng là điểm gây ấn tượng với du khách, đặc biệt với những ai muốn hòa mình vào không gian thanh bình của thiên nhiên, cây cỏ và khám phá kiến trúc độc đáo. Lăng Tự Đức cũng góp phần không nhỏ trong việc đưa Huế trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu cả nước.
Thu Mơ
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ