Đặt Tour: 0902 107 107

Đèo Bảo Lộc – Cung đường hoa đá của phố núi

Muốn đến được thành phố Đà Lạt bắt buộc bạn phải vượt qua nhiều cung đường đèo dốc, quanh co, khúc khuỷa. Không chỉ là một mà tài xế cần phải có tâm lí thật vững để vượt qua nhiều đoạn đường đèo như thế. Những cái tên đèo bạn từng nghe đến quen thuộc như đèo Prenn, đèo chuối, đèo Tà Nung... vẫn chưa là gì so với con đường nổi tiếng nguy hiểm như đường đèo Bảo Lộc Đà Lạt.

1. Giới thiệu về đèo Bảo Lộc Đà Lạt

Đà Lạt trở thành đích đến mơ ước của nhiều người một phần cũng bởi vì những cung đường đèo khó chinh phục như đèo Bảo Lộc.

1.1 Đèo Bảo Lộc Đà Lạt nằm ở đâu?

Đèo Bảo Lộc ( Đèo B'Lao theo tên gọi cũ) hay còn được biết với tên gọi là đèo Ba Cô nằm trên quốc lộ 20, thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng.


deo-bao-loc-da-lat

Đèo Bảo Lộc còn có tên gọi khác là đèo Cô Ba


Từ hướng thành phố Hồ Chí Minh, nếu muốn đến Đà Lạt để tham quan thì đây là con đường đèo bạn bắt buộc phải vượt qua.

Nổi tiếng bởi sự quanh co và hiểm trở của mình, đèo Bảo Lộc một bên là đồi núi một bên là vực thẳm. Chỉ với 10km độ dài nhưng lại có tới tận 108 khúc cua khiến cho tài xế nào đi ngang đây lần đầu cũng cảm thấy ám ảnh.

1.2 Vai trò lưu thông của đèo Bảo Lộc Đà Lạt

Được xây dựng từ năm 1973, đèo Bảo Lộc là tuyến giao thông huyết mạch, trọng yếu nhất của Đà Lạt. Cụ thể đèo nối thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai với thành phố Bảo Lộc. Đây cũng là chặng đường nguy hiểm thứ 2 bạn phải vượt qua nếu muốn tới thành phố sương mù.

Nguyên nhân của những con dốc chính vì đèo là tiếp nối giữa vùng bình nguyên của đồng bằng Đông Nam Bộ với cao nguyên của vùng Tây Nguyên. Nơi cao nhất của đèo so với mực nước biển là 980m.


deo-o-da-lat

Đèo Bảo Lộc là tiếp nối giữa vùng bình nguyên và cao nguyên


Từ chân đèo chạy lên, ta hoàn toàn có thể cảm nhận được sự thay đổi dần dần của khí hậu, từ cái nóng bức của nền nhiệt thành phố đến cái se lạnh của vùng cao. Nếu có việc phải đi lên đây vào đầu ngày bạn sẽ rất khó để định hướng vì sương mù gần như phủ kín lối đi.

Bên dưới chân đèo Bảo Lộc, ngoài những rừng cây cao su, cây thông mọc hai bên thì thỉnh thoảng bạn còn bắt gặp các con suối nhỏ hay khe nước róc rách chảy một cách yên bình.


deo-da-lat

Đèo có 3 trạm dừng chân bao gồm miếu Cô Ba, Đức Mẹ Maria và tượng đài Bảo Lộc B'lao


Đèo 3 trạm dừng chân bao gồm: trạm miếu Ba Cô, trạm Đức Mẹ Maria và trạm tượng đài kỷ niệm chiến thắng Bảo Lộc B'lao.

Ngoài việc khoác lên mình sự nguy hiểm và cảnh đẹp của núi rừng thì nơi đây còn có nhiều câu chuyện kỳ bí, chưa có lời giải thích.

2. Vì sao đèo Bảo Lộc Đà Lạt lại còn có tên gọi là đèo Ba Cô?

Rất lâu về trước, thời nước ta còn lâm vào thời kì Pháp thuộc, miếu này đã được lập. Do đoạn đường đèo Bảo Lộc ngày xưa rất khó đi, khi chưa được khai thác phục vụ du lịch đã có nhiều tai nạn thương tâm đáng tiếc xảy ra. Người lập nên miếu này chính là ông Đặng Hà và bà Nguyễn Thị Biện với mục đích thờ cúng ba cô gái xấu số tử nạn tại đây, cầu nguyện bình an cho người đi đường.

Tuy nhiên, người ta vẫn đồn đại câu chuyện này theo chiều kỳ bí với nhiều tình tiết huyễn hoặc hơn thế. Nhiều người truyền tai nhau rằng, có 3 cô gái sinh viên đã tử nạn tại đây ngay khi tuổi đời đang còn rất trẻ. Tên cụ thể của 3 người là: Loan, Hòa và Thảo. Ngay trên chuyến xe khách về quê nhà, ba cô gái đã tử nạn khi chiếc xe lao xuống vực thẳm. Từ đó, nhiều điều kỳ lạ đã diễn ra ngay ở đoạn cua này.


deo-bao-loc-lam-dong

Nhiều chuyện kỳ bí được người ta đồn thổi về khu đèo Bảo Lộc


Các tài xế lái xe đường dài vào ban đêm vẫn thường bảo là thỉnh thoảng hay gặp những bóng trắng bí ẩn. Một ngày nọ, chiếc xe khách khác lại lạc tay lái và lao xuống vực. Trên xe có một chàng sinh viên duy nhất còn sống sót sau vụ tai nạn. Anh ta một mực bảo rằng mình đã được 3 cô gái đi cùng chuyến xe cứu mạng. Thông qua lời mô tả của anh, từ cách ăn mặc cho tới vóc dáng đều giống 3 cô gái đã chết ngày trước.

Không một ai có thể xác thực những lời đồn đại trên là đúng hay sai, có người tin, cũng có người lắc đầu bảo không. Tuy nhiên, theo quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mọi người dân xung quanh gần khu vực này đã góp tiền để sửa chữa và xây dựng miếu Ba Cô thêm phần khang trang hơn, như để nhắc nhở người đi đường cẩn thận trong việc cầm tay lái khi qua đèo Bảo Lộc Đà Lạt.

3. Lưu ý khi qua đèo Bảo Lộc Đà Lạt

Không thể phủ nhận một điều rằng đèo Bảo Lộc có cảnh tượng núi rừng vô cùng đẹp, tuy nhiên sự nguy hiểm mà nó đem lại cũng là vấn đề đáng quan ngại vô cùng.

Trước đây, vào những dịp lễ, Tết, khi mà có quá nhiều người ùn ùn kéo lên Đà Lạt để du lịch thì việc kẹt xe tại đèo là chuyện thường thấy. Hơn cả, trong những mùa mưa, phía bên đồi thỉnh thoảng còn có trường hợp sạt lở, gây nguy hiểm cho người đi đường.


cung-duong-deo-bao-loc

Các bác tài nên lưu ý lái xe cẩn thận trên cung đường đèo này


Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, khi mà Đà Lạt càng ngày càng đẩy mạnh về kinh tế du lịch thì tuyến đường tại đèo Bảo Lộc cũng được nâng cấp và sửa chữa khang trang hơn trước. Nhiều xe có trọng tải lớn cũng đã được phép lưu thông ngang đây.

Dẫu thế, nếu bạn là người cầm lái hoặc có ý định đi phượt Đà Lạt thì tuyệt đối phải cẩn thận và giữ xe với tốc độ trung bình khi đi ngang khu vực này. Đặc biệt là càng phải cẩn thận hơn nữa trong những ngày mưa.

Ngày nay, nhiều tour du lịch Đà Lạt đã được mở ra để tạo sự thuận tiện hơn cho khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Đối với những tài xế lái xe tour du lịch lâu năm thì chinh phục đèo Bảo Lộc Đà Lạt là điều rất đơn giản, diễn ra thường nhật. Đường đèo hiểm nguy ngày nào nay đã trở thành cung đường thơ mộng bậc nhất Đà Lạt mà ai cũng muốn một lần thử trải nghiệm cảm giác khi đi qua.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook