Đặt Tour: 0902 107 107

Chùa Động Lâm

Tỉnh Vĩnh Phúc có khá nhiều chùa, chiền, miếu,… để phục vụ đời sống tâm linh cho người địa phương. Cũng nhờ đặc điểm này, nếu đến tham quan, du lịch Vĩnh Phúc bạn có thể ghé thăm khá nhiều chùa chiền nổi bật, trong đó Chùa Động Lâm khá ấn tượng, để tham quan và thắp nhang chiêm bái.

chua-dong-lam

Chùa Động Lâm

Chùa Động Lâm không phải là một địa điểm du lịch Vĩnh Phúc mới, vì Chùa đã hình thành từ lâu lắm. Chùa nằm trên địa bàn xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, cách thành phố Vĩnh Yên gần 5km theo hướng Tây Bắc, đi theo đường quốc lộ số 2. Chùa Động Lâm còn có tên gọi khác là chùa Hạ. Trong hoạt động làng xã xưa, Chùa Động Lâm chính là nơi trung tâm dùng để hội họp, sinh hoạt làng xã, bên cạnh đó mới là nơi tu hành của các tín đồ nhà Phật. Đây là ngôi chùa kết hợp tín ngưỡng tôn giáo với tín ngưỡng bản địa và triết lý phương Đông.

Chùa Động Lâm được xây dựng giữa khu dân cư đất đai trù phú, phía trước chùa có hồ nước rộng. Trong tam quan chùa có gác chuông đúc từ năm Minh Mệnh thứ ghi tên những người có công đức tu sửa, chăm lo cho chùa trên một quả chuông lớn. Trước sân chùa có bia đá, diềm bia chạm khắc tinh xảo những họa tiết hoa văn của nghệ thuật thế kỷ XVII. Vào thời Nguyễn đã trùng tu chùa và hiện nay chùa có 2 tòa là Bái đường và Thượng điện, cấu trúc theo bố cục chữ Đinh.

Du khách đến Chùa Động Lâm rất thích chiêm ngưỡng nghệ thuật tạc tượng tròn của nghệ nhân dân gian. Tượng gồm có tượng Phật và cả tượng Thần. Các tượng đều được son son thếp vàng công phu, tinh xảo. Tượng bày trí trong Thượng điện theo từng tầng từ cao xuống thấp, ở giữa sang hai bên tả, hữu. Có tượng Tam thế, Di Đà tam tôn, Tuyết Sơn, Ngọc Hoàng, Thích Ca Cửu Long, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Tọa Sơn, Tứ Bồ Tát, Thập Điện Diêm Vương, Thánh Tăng, Đức Ông… Đặc biệt nhất là bức tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn được tạc bằng gỗ, cao 2,7 m. Bức tượng tạc trên tòa sen, đội tòa sen là đầu người có khuôn mặt hình thủy quái. Ở Chùa Động Lâm còn có tượng Quan Âm tọa sơn bồng một trẻ nhỏ với Kim Đồng – Ngọc Nữ ở hai bên được dân gian hóa thành hình ảnh Quan Âm thị kính. Tất cả những pho tượng đều được điêu khắc sắc sảo, tinh vi toát lên vẻ tôn nghiêm nơi của Phật và nghệ thuật kiến trúc điêu luyện của những nghệ nhân dân gian.

Đi du lịch đến Vĩnh Phúc, ghé lại Chùa Động Lâm, ngoài việc đến chùa chiêm bái, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc của thế kỷ XVII khá đặc sắc. Đây cũng chính là khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến ngoạn về thăm Vĩnh Phúc của bạn.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook