Đặt Tour: 0902 107 107

Chùa Bạc ở Campuchia - Một điểm du lịch hấp dẫn

Chùa Bạc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch Campuchia rất nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Cung điện Hoàng gia Campuchia, về phía bên trái theo cổng dành riêng cho du khách.

Trong các chương trình tour du lịch Campuchia, hầu như mọi hành trình đều đưa du khách ghé thăm Chùa Bạc. Có tên chính thức là Wat Preah Keo Morokat, nghĩa là “Chùa Phật ngọc lục bảo”, như tên gọi của mình, Chùa Bạc là nơi lưu giữ những bảo vật vô giá của đạo Phật với hơn 1050 báu vật rất giá trị, được làm từ vàng, bạc, đồng, đá quý… do vua, hoàng hậu Kossomak Nearyreath, các quý tộc, hoàng gia hay những người đến dự những buổi cầu nguyện tại chùa dâng cúng. Họ đến đây chủ yếu  để cầu hòa bình, sự hưng thịnh và hạnh phúc, sự bảo tồn truyền thống văn hóa cho đến các thế  hệ tương lai của đất nước. Ngoài ra, đây cũng là nơi quốc vương  nghe các vị hoà thượng giảng đạo; cũng như tổ chức các nghi lễ trang nghiêm. Chính vì vậy, khi vào tham quan chùa bất cứ du khách nào cũng phải ăn mặc chỉnh tề, không được mặc áo thun, quần đùi hay chụp ảnh, quay phim.


chua-vang-chua-bac-campuchia

Chùa Vàng - Chùa Bạc Campuchia


Chùa Bạc được xây dựng bằng gỗ từ năm 1892 dưới thời vua Norodom, theo kiểu Chùa Phật Ngọc Thái Lan. Chùa Bạc không chỉ là một công trình đồ sộ, mà còn mang kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc chùa tháp Campuchia. Trên vách tường vòng quanh chùa có vẽ những cảnh trong sử thi Ramayana dài gần 642 thước và cao khoảng 3 thước, nhưng ngày nay đã bị phai mờ nhiều (chủ yếu là phần dưới). Dưới thời Pol Pot, chùa đã được trùng tu, nhưng có đến gần 60 phần trăm hiện vật đã bị mất.  Đến năm 1962, chùa được trùng tu lần nữa. Đến tham quan Chùa Bạc, du khách còn có dịp nhìn ngắm bức tượng vua Norodom cỡi ngựa hướng mặt về phía trước, đặt ở trước sân chùa từ năm 1892. Bức tượng này được những nghệ nhân Pháp tạc năm 1875 tại Paris  và sau đó được vua Napoleon III tặng lại cho chùa. Ở hai bên bức tượng có hai tháp là lăng mộ của vua Ang Duong và Norodom. Còn phía sau và bên hông chùa là các lăng mộ khác của vua, hoàng hậu và công chúa.

Điểm đặc trưng thú vị ngoài kiến trúc của Chùa Bạc là về tên gọi. Chùa có rất nhiều tên gọi với mỗi tên là một cách giải thích khác nhau. Chẳng hạn như tên Chùa Bạc. Sở dĩ gọi như vậy là vì chùa được lát bằng 5000 viên gạch làm bằng bạc (mỗi viên nặng 1kg). Chùa cũng được gọi  là  Chùa Vàng vì có  pho  tượng Phật Di Lặc tạc bằng vàng ròng vào năm 1906, tượng nặng 90kg và có gắn 9584 viên kim cương…Ngoài pho tượng Phật bằng vàng, Chùa còn có pho tượng Phật ngồi làm bằng ngọc xanh, đặt ở chính giữa trên cao chừng 30m; mà hiện nay trên thế giới chỉ có ở một số nước sở hữu như Thái Lan, Malaysia, Úc,.. Có lẽ chính vì thế mà Chùa còn có tên gọi là Chùa Phật ngọc lục bảo. Thêm vào đó, trong chùa còn rất nhiều pho tượng Phật quý giá khác với những trang sức bằng vàng, bạc, kim cương hay ngọc thạch… Phía sau những pho tượng này có đặt một chiếc “ngai vàng” với lớp mạ vàng nặng khoảng 23kg. Đây là một chiếc ghế có các thanh dọc để 8 đến 12 người khiêng, quốc vương sẽ ngồi trên ghế này và diễu hành trong ngày đăng quang của mình.

Ngày nay, trên các web du lịch khi đề cập đến Chùa Bạc, đều thường nêu khá đầy đủ thông tin về kiến trúc, đặc biệt là những giải thích về các tên gọi khác của chùa để du khách hiểu thêm trước khi có dịp tham quan. Những thông tin này thực sự rất hữu ích, góp phần không nhỏ làm cho hành trình tham quan khám phá của du khách thêm thi vị, thêm ý nghĩa hơn trong việc tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc, văn hóa lẫn những nét đặc trưng theo dòng lịch sử của đất nước chùa tháp gắn với công trình cụ thể tiêu biểu này. 

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook