Đặt Tour: 0902 107 107

Về Gò Ô Chùa ở Long An làm…khảo cổ

Long An không hẳn là mảnh đất của du lịch, không có quá nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Thế nhưng, nơi đây lại có những điểm du lịch “đặc biệt”, hiếm nơi nào có được. Trong đó di tích Khảo cổ Gò Ô Chùa xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng đang thu hút khá nhiều du khách yêu thích khám phá lịch sử.

Khởi đầu cho di tích này là tháng 5 năm 1997, đoàn công tác Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tiến hành khảo sát và khai quật Gò Ô Chùa. Qua các tầng văn hóa ở Gò Ô Chùa thể hiện được sự phát triển và cư trú liên tục trong thời gian tương đối lâu dài. Ở Gò Ô Chùa có 2 loại mộ là mộ vò và mộ huyệt đất còn có dấu tích xương người. Như vậy ở Gò Ô Chùa có 2 loại hình thức mai táng là mộ vò và mộ đất. Mộ vò sử dụng mai táng cho trẻ em, mộ huyệt đất mai táng cho người có kích thước lớn hơn được sắp xếp có trật tự theo một hướng nhất định.

Vì di tích Gò Ô Chùa vừa là di chỉ cư trú và vừa là di chỉ mộ táng nên hiện vật thu được rất phong phú, thuộc các chất liệu khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là đồ gốm. Gốm có độ nung cao, cứng, mặt gốm được phủ áo lấy từ đất sét trắng, sau miết láng, tô đỏ hoặc đen bóng mang sắc thái riêng biệt như: Nồi; chum nhỏ; bát; bình; chậu thuôn lòng; mâm bồng; vung. Còn có rất nhiều mảnh gốm như: mảnh đất nung, mảnh cà ràng, mảnh gạch…Bên cạnh đồ gốm, ở đây còn tìm thấy được nhiều hiện vật khác như là công cụ sắt (mũi nhọn sắt, thuổng sắt…); vòng đồng; hạt chuỗi làm từ đá quý và những mảnh khuôn đúc; những công cụ làm bằng xương; sừng và gạc hươu.

Đến với di tích Gò Ô Chùa để biết đây là một di tích quan trọng cho thấy sự phát triển nội sinh từ giai đoạn Tiền sử sang văn hóa Óc Eo.

Trên cơ sở so sánh có thể nghĩ rằng lớp cư trú sớm nhất ở Gò Ô Chùa tương đương với lớp muộn nhất của địa điểm Gò Cao Su (Đức Hòa, Long An) cách ngày nay khoảng 2000 năm. Những lớp giữa và lớp trên có mối quan hệ với di tích Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ. Vào giai đoạn muộn nhất ở di tích Gò Ô Chùa đã có những yếu tố thuộc văn hóa Óc Eo tương đương với các di tích Gò Hàng, Gò Vĩnh Châu… Khung niên đại ở di tích Gò Ô Chùa được đoán định khoảng 2 – 300 năm trước Công nguyên tới 2 – 300 năm sau Công nguyên.

Di tích Gò Ô Chùa là một di chỉ rất phong phong phú, cho thấy sự hình thành từ giai đoạn Tiền sử sang văn hóa Óc Eo, giai đoạn bản lề từ Tiền sử sang Sơ sử. Có dịp đến Long An, tìm đến với Gò Ô Chùa hôm nay – một trong những điểm du lịch Long An quan trọng, để biết về một vùng đất từng là một ngả đường tiến đến Óc Eo và thực sự đóng góp vào sự phát triển nội sinh của nền văn hóa nổi tiếng.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook