Thăm nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - xúc động chuyện tình đẫm nước mắt
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là điểm tham quan Đồng Tháp nói riêng và miền tây nói chung được khá nhiều người biết đến. Ngôi nhà tọa lạc bên cạnh bờ sông Tiền thơ mộng, thuộc Tp. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nét đặc biệt của ngôi nhà này không chỉ là vẻ đẹp mang tính giao thoa giữa kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, mà còn là vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện tình công tử nhà họ Huỳnh với nàng văn sĩ người Pháp.
1. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ở đâu?
Tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những điểm tham quan vô cùng hấp dẫn khách du lịch. Ngôi nhà cổ này được xây dựng bởi ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của Huỳnh Thủy Lê), vốn là một thương gia giàu có nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ vào những năm cuối thế kỉ XIX.
Ngôi nhà tọa lạc tại một vị trí mà thời bấy giờ ai nấy đều mơ ước, đó là "nhất cận thị, nhị cận giang", nghĩa là gần thị trấn và sông nước. Sau khi hoàn thành, Huỳnh Cẩm Thuận đã trao lại quyền thừa kế ngôi nhà cho con trai út là Huỳnh Thủy Lê.
2. Hướng dẫn chi tiết đường đi
Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Sa Đéc bạn có thể lựa chọn một trong hai tuyến đường sau:
- Tuyến đường thứ nhất: Từ nội thành đi về hướng Bình Chánh, đến cầu vượt nút giao thông Bình Thuận bạn rẽ phải vào quốc lộ 1A. Chạy thẳng Quốc lộ 1A bạn sẽ qua Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long. Tại nút giao thông ở chân cầu Mỹ Thuận, rẽ phải, đi thêm 16km là đến được thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
- Tuyến đường thứ hai (lưu ý chỉ dành cho xe ô tô): Cũng đi về hướng Bình Chánh, tại nút giao thông Bình Thuận, bạn chạy thẳng vào cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. Sau đó chạy thẳng khoảng 50km rồi rẽ phải vào quốc lộ 1A. Từ đây, bạn tiếp tục chạy như đoạn đường chỉ dẫn ở trên.
Tại thị xã Sa Đéc, bạn chạy vào đường Nguyễn Huệ, đến số 255A là nơi tọa lạc của ngôi nhà Huỳnh Thủy Lê.
3. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, câu chuyện tình đẫm nước mắt
Có lẽ, điều khiến ngôi nhà cổ này trở thành điểm du lịch miền tây hấp dẫn chính là câu chuyện tình đẫm nước mắt của Huỳnh Thủy Lê và bà Marguerite Duras, một nữ văn sĩ người Pháp. Sau một cuộc gặp gỡ bất ngờ trên chuyến phà Mỹ Thuận năm ấy, Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras đã đem lòng yêu thương nhau. Khi ấy, Marguerite Duras mới chỉ là nàng thiếu nữ vừa đủ tuổi trăng tròn còn Huỳnh Thủy Lê đã là người đàn ông chững chạc, trưởng thành của tuổi 30.
Cứ ngỡ mối tình hoàng tử và cô bé lọ lem sẽ có một cái kết viên mãn như bao câu chuyện cổ tích khác, nhưng giữ thế sự ngổn ngang và định kiến của xã hội lúc bấy giờ, mối tình của cả hai rơi vào ngõ cụt. Cái ngày Marguerite Duras lên tàu trở về Pháp, ở phía xa xa nàng thấy thấp thoáng chiếc xe hơi màu đen sang trọng. Nàng biết, ngay khi khoảnh khắc bước lên tàu, giữa hai bờ đại dương, thứ duy nhất còn sót lại chắc chỉ là những kỉ niệm.
Sau này, ông Huỳnh Thủy Lê đã theo ý gia đình lấy một người vợ môn đăng hộ đối. Còn bà Marguerite Duras đã đưa mối tình của hai người vào trong từng áng văn mà ngày nay chúng ta đều được biết đến với cuốn tiểu thuyết mang tên "Người tình". Sự hấp dẫn của “Người tình” ngày càng hấp dẫn hơn khi được chuyển thể thành phim vào năm 1992. Từ đó, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê – chuyện tình Huỳnh Thủy Lê càng làm thu hút khách du lịch, và năm 2009, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Điểm đến này rất thường xuất hiện trong các tour du lịch Miền Tây tết nguyên đán.
4. Kiến trúc Đông - Tây, sự kết hợp độc đáo của ngôi nhà cổ
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được xây dựng vào năm 1895, với nguyên vật liệu chính làm từ gỗ rất giá trị. Ngôi nhà cổ có diện tích 258m2, được xây dựng theo kiểu kiến trúc ba gian phổ biến thời bấy giờ.
Khám phá Chùa lá sen Đồng Tháp nổi tiếng gần xa
Vào mùa nước nổi, chùa Phước Kiển hay còn có tên gọi khác là chùa lá sen, nườm nượp khách viếng thăm. Sở dĩ ngôi chùa trở nên đặc biệt hơn vào thời điểm con nước nhảy bờ là do
Ngước nhìn lên mái nhà, du khách sẽ bị mê hoặc và cuốn theo đường nét âm dương của hàng ngói, rồi có cảm giác vút tận lên trời xanh với hai bên đầu mái ngói cong vút hình chiếc thuyền, đậm chất của miền Tây sông nước. Tuy nhiên, sự gần gũi là nét thấp thoáng trong ngôi nhà cổ, còn lại thì nhà cổ Huỳnh Thủy Lê toát lên dáng vóc của một dòng tộc bề thế, uy nghiêm, thông qua lối kiến trúc Pháp từ mặt tiền nhà, cho đến từng khung cửa sổ.
Đặt chân vào trong nhà cổ của công tử họ Huỳnh, du khách sẽ lại thêm một lần ngạc nhiên với lối kiến trúc đậm nét Á Đông, khắc họa trên các cột gỗ, bàn ghế, các bức phù điêu là hình ảnh chim muông, cây trái… Và gian giữa của ngôi nhà có thờ Quan Công, theo tín ngưỡng của người dân Trung Hoa.
Bên cạnh đó, khi xây dựng, ngôi nhà còn vận chuyển nhiều nguyên vật liệu từ Pháp về như gạch, kính, tivi,...Mặt sau của những viên gạch đều được ghi rõ thời gian và địa điểm sản xuất. Khi đi vào gian nhà giữa, du khách sẽ thấy điểm khác biệt rõ rệt là gạch giữa nhà trũng xuống. Theo quan niệm từ xa xưa "nước luôn chảy về chỗ trũng" nên ông Huỳnh Cẩm Thuận cũng cho xây dựng như thế để tiền bạc sẽ đổ về ngôi nhà.
Có dịp đi tour du lịch Đồng Tháp, ghé tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, được nghe chuyện kể, du khách mới cảm nhận hết điều thi vị ẩn chứa. Câu chuyện tình xưa dường như làm cho công trình kiến trúc này chẳng trở nên cũ kỹ dù già cỗi theo thời gian. Từng nét kiến trúc, từng khoảng không gian nhỏ xung quanh ngôi nhà, luôn gợi cho người tham quan dễ liên tưởng về một góc ký ức đầy thổn thức nhưng dịu dàng, như tiếng thở của miền sông nước qua thời gian.
Comments
Có thể bạn quan tâm
Bí Quyết Tổ Chức Tour Team Building - Gala Dinner Ấn Tượng Và Tối Ưu Nhất
Xe du lịch,Máy bay
1,390,000đ
Puppy Farm - Vườn Hồng trên mây- BBQ nướng - Thác Dantala - Buffet Rau - Hoàng Long ohayo- Mê Linh Coffee Garden
Xe du lịch,Xe giường nằm
1,990,000đ