Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Kháng ở Hà Giang

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang cho thấy, Lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Kháng là một lễ hội có nhiều nét đặc sắc nhất, trong số các lễ hội của người dân tộc Kháng nói riêng và của đồng bào dân tộc ở Hà Giang nói chung. Tuy là một lễ hội lớn, mang tính truyền thống nhưng lễ mừng cơm mới là lễ có tính chất gia đình, dòng họ. Mỗi gia đình tự chọn ngày tốt để tổ chức lễ nên đôi khi lễ mừng cơm mới của bản có thể kéo dài gần 1 tuần mới kết thúc.

Có dịp đi tour du lịch Hà Giang, tìm hiểu về lễ hội nhất là lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Kháng, du khách sẽ biết rằng, trước ngày diễn ra lễ mừng cơm mới, bà con dân tộc Kháng phải thực hiện lễ gieo hạt. Lễ gieo hạt này có ý nghĩa tượng trưng như lời cảm ơn của gia đình gửi đến ông bà tổ tiên đã cùng họ chăm sóc ruộng vườn để ngày hôm nay có được hạt gạo thơm ngon. Lễ gieo hạt được tiến hành rất đơn giản, người nhà sẽ dùng một ít lúa non và rượu cần rồi đặt trên bàn thờ tổ tiên, khấn vái. Sau nghi lễ gieo hạt là bà con dân tộc Kháng chính thức vào lễ mừng cơm mới.

le-mung-com-moi

Chuẩn bị lễ hội mừng cơm mới của dân tộc Kháng ở Hà Giang

Như đã nói bên trên, lễ mừng cơm mới của dân tộc Kháng có tính chất gia đình, tuy nhiên trong lễ cũng có phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần dành riêng cho mỗi gia đình. Lễ mừng cơm mới được thực hiện trước ngày lúa chín, mỗi gia đình chọn một ngày để thực hiện lễ sau đó sẽ cùng nhau lên nương gặt lúa. Trong ngày lễ, người đàn ông chủ của gia đình sẽ đóng vai trò là thầy cúng, thực hiện các nghi lễ cúng bái. Lễ vật dâng lên cho ông bà tổ tiên cũng rất cầu kỳ, thể hiện lòng thành kính, bao gồm: Xôi côm, măng, bí, đu đủ, mía, chuối, cua, cá nướng, gà nướng, gà luộc, tiết canh, thịt chuột, thịt dơi, thịt sóc, thịt lợn, cùng thức uống là rượu cần, rượu nâu và hoa săng ngặt. Người nhà phải trình bày mâm lễ vật theo đúng công thức: thức ăn mỗi món 2 bát, thức ăn khô thì để trên lá chuối, rượu phải có 3 chum.

Sau khi có đủ lễ vật, ông chủ nhà tiến hành khấn bái và chia rượu thịt mời mọi người trong gia đình như chia đều lộc của ông bà để lại. Toàn bộ thời gian diễn ra lễ, các thành viên trong gia đình phải tề tựu bên nhau để chứng kiến và cầu chúc cho nhau được bội thu trong mùa vụ mới.

Phần hội trong ngày lễ mừng cơm mới cũng khá đơn giản, chủ yếu là chủ nhà mời hàng xóm đến chung vui quanh bát rượu cần và thưởng thức các món ăn ngon, đặc biệt là xôi cốm – món ăn tượng trưng cho một vụ mùa thuận lợi, không bị sâu rầy phá hoại.

Bên cạnh đó, hoạt động múa tăng bu cũng là hoạt động không thể thiếu trong lễ mừng cơm mới của dân tộc Kháng. Bà con hầu như ai cũng biết múa tăng bu, đó là động tác nện cây nứa to xuống sàn tạo ra các âm thanh vui nhộn, điệu múa này được thực hiện xung quanh bình rượu cần, trai gái đều có thể cùng tham gia.

Theo thời gian, lễ mừng cơm mới của dân tộc Kháng đã có nhiều thay đổi, do thời gian của vụ lúa ngày nay có thể ngắn hơn. Tuy nhiên, nét truyền thống trong ngày lễ vẫn được bà con giữ nguyên và ý nghĩa trong ngày mừng cơm mới luôn là ý nghĩa to lớn đối với người Kháng. Vì thế, nếu bạn đi du lịch đến Hà Giang, có cơ hội để tham dự và tìm hiểu về lễ mừng cơm mới của dân tộc Kháng, thì bạn đừng bỏ lỡ nhé. Biết rõ về lễ hội này, chính là cơ hội tuyệt vời để bạn hiểu thêm về văn hóa lễ hội rất phong phú của vùng đất Hà Giang đấy.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook