Đặt Tour: 0902 107 107

Lầu Ông Hoàng - kiến trúc gắn liền với câu chuyện Hoàng gia

Lầu Ông Hoàng Phan Thiết - Bình Thuận là một quần thể gồm đồi núi, biển, sông, chùa tháp, tất cả tạo thành một khu thắng cảnh nổi tiếng của Phan Thiết. Chạm tay vào những bức từng cổ của lầu này, bạn mới cảm nhận được phần nào sự cổ kính, rêu phong qua thời gian của nó.

Đường đi đến Lầu Ông Hoàng

Lầu Ông Hoàng cách thành phố Phan Thiết khoảng 7km hướng về phía Đông Bắc. Tọa lạc tại ngọn núi Cố có chiếu cao tương đối và 4 ngọn đồi thoải nhấp nhô ra sát biển. Đẹp nhất ở đây là núi Cố, cửa sông Phú Hài, đồi bà Nài, và bờ biển  dài với những làng chài lâu đời.

lau-ong-hoang2-bazan-travel

Lầu Ông Hoàng - Ảnh Internet

Vì sao gọi đây là lầu ông Hoàng? Người dân Phan Thiết đã kể một tích truyện như sau: Vào năm 1911, có một ông Hoàng người Pháp là công tướng De Montpensier sang nước ta đi dã ngoại. Thấy khung cảnh tại nơi đây xinh đẹp, hữu tình, công tước này đã nảy ra ý định sẽ mua đất xây dựng một ngôi biệt thự, trước là để nghỉ dưỡng, hai là có nơi để săn bắn, du lịch sau này. Ông trình lên nhà cầm quyền Pháp tại Bình Thuận và đã được chấp thuận cho quản lý đồi Bà Nài. Vào ngày 12/2/1911 biết thự được xây dựng và sau gần 1 năm thì hoàn thành. Lầu Ông Hoàng cũng chính là ngôi biệt thự ấy, đây cũng là địa điểm nên đến Phan Thiết.

lau-ong-hoang3-bazan-travel

Hoàng hôn tại Lầu Ông Hoàng - Ảnh Internet

Kiến trúc Lầu Ông Hoàng

Ngôi biệt thự này rộng 536 mét vuông được chia thành 13 phòng, cực kỳ rộng và nguy nga. Khu biệt thự nằm nằm gần di tích tháp Chăm Pôshanư, cách xa khoảng 100m về phía Nam. Hư hỏng duy nhất tại biệt thự này là cửa chính, do quá trình vận chuyển vật liệu quá cồng kềnh, người Pháp đã vô ý làm nứt vỡ.

lau-ong-hoang-bazan-travel-1

Đường đến Lầu Ông Hoàng đầy cây xanh - Ảnh Internet

Căn biệt thự này rất tiện nghi, hiện đại, có hẳn máy phát điện, ban đêm đèn chiếu sáng choang, được cho là hiện đại nhất lúc bấy giờ. Nhân dân quanh đây thường gọi ngôi biệt thự là lầu Ông Hoàng để bày tỏ sự ngưỡng mộ với công trình biệt thự nguy nga nhất Bình Thuận trong những năm thực dân Pháp còn đóng chiếm. Biệt thự này trở thành khách sạn vào năm 1917, do công tước  De Montpensier bán cho một người Pháp khác. Sau khi mua được lầu Ông Hoàng, người Pháp này đã xây dựng khách sạn Ngọc Lâm bên cạnh để mở rộng khu dịch vụ dành cho người Pháp.

lauonghoang3-bazan-travel

Bên trong kiến trúc - Ảnh Internet

Trong tour du lịch sài gòn đến Phan Thiết, bạn sẽ được nghe kể về những tích truyện của Hàn Mạc Tử tại lầu Ông Hoàng. Thi sỹ Hàn Mạc tử đã đến lầu Ông Hoàng sau vài chục năm và để lại cho nơi đây những án thơ văn bất hủ khiến cho địa danh này càng thêm ý nghĩ. Tương truyền, đây là nơi ông và Mộng Cầm - người tình của Hàn Mạc Tử hẹn hò ngắm trăng. Bài thơ “Phan Thiết Phan Thiết” của ông gắn liền với địa danh này, với những vầng thơ ma mị, đậm chất Hàn Mạc Tử, ông ví mình là chim, bay đi tìm thục nữ và chính mình:

...lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng

Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang.

Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết…

Trong kháng chiến chống Pháp, Lầu Ông Hoàng đã bị tiêu hủy, hiện này chỉ còn lại nền móng, hầm chứa nước và một lầu Ông Hoàng nguy nga trong ký ức của người dân Phan Thiết.

Trong tour Phan Thiết Mũi Né Tết Nguyên Đán, bạn có thể ghé thăm Lầu Ông Hoàng và cảm nhận được một di tích đã từng rất hùng vĩ tại đây. Tuy chỉ còn nền móng nhưng Lầu Ông Hoàng vẫn toát nên vẻ hoành tránh, là một điểm du lịch đáng để ghé qua, được du khách thập phương yêu thích và đến đế chụp ảnh kỷ niệm tại đây.

Quỳnh Như

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook