Đặt Tour: 0902 107 107

Uy nghiêm Lăng Ông Tiền Quân Thống chế Điều bát ở Vĩnh Long

Lăng ông Tiền Quân Thống chế Điều Bát ở Vĩnh Long, vừa nghe qua, có lẽ du khách xa gần tưởng chừng như đây là điểm du lịch Vĩnh Long mới vì cái tên nghe khá lạ. Thế nhưng, với người dân Trà Ôn ở Vĩnh Long nói riêng và đa số những ai quan tâm nhiều đến lịch sử nước nhà, nhất là thời Nhà Nguyễn, thì không cảm thấy lạ lẫm chút nào.


lang-ong-tien-quan-thong-che-dieu-bac

Lăng Ông Tiền Quân Thống chế Điều bát

Những ai có dịp đi tour du lịch Vĩnh Long, lưu lại ở vùng đất Trà Ôn, thể nào cũng có dịp nghe qua câu ca:

Lịch thay cuộc địa Trà Ôn

Miếu Ông Điều Bát lưu tồn đến nay

Đất giồng Thanh Bạch xưa kia

Có đền Ông lớn với bia lưu truyền.

Khi nghe qua, hẳn sự lạ lẫm sẽ được hóa giải phần nào, bởi sự chân thành trong những câu ca này, đặc biệt ngợi ca Ông Điều Bát. Ông chính là ông Nguyễn Văn Tồn, người Khmer, đã có công rất lớn với vùng đất Trà Ôn, nên được nhân dân xây lăng để thờ tự. Lăng được gọi là Lăng Ông Tiền Quân Thống chế Điều bát, gọi đúng theo chức danh ông đã được sắc phong. Lăng năm ở xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong khuôn viên rộng hơn 8000 m2. Nơi đây có nhiều công trình, kiến trúc đẹp, cùng với không gian thoáng mát bởi được trống nhiều cây xanh, hoa cảnh.

Lăng mộ ông Tồn được xây dựng cổ kính, tạo nên vẻ trang nghiêm. Đầu tiên là ở cổng lớn, cao ráo được trang trí hai màu đỏ, vàng bắt mắt và câu đối bằng tiếng Hán. Càng uy nghi hơn trên đỉnh cổng là tượng lưỡng long tranh châu. Sau khi đi qua cổng này, sẽ bắt gặp một cổng nữa, phía sau cổng này là một sân rộng, được tráng xi măng với nhiều cây xanh, hoa cảnh xung quanh sân.

Trước lăng Ông là một bức bình phong được trang trí với nhiều màu sắc, đặc biệt là nhiều hình hoa sen, điều điêu khắc tinh xảo, cùng nhiều họa tiết trang nhã khác.

Lăng Ông gồm có ba ngôi nhà chính, gồm chánh điện, nhà khói và võ ca. Tất cả đều được làm từ gỗ quý, lợp mái ngói hình váy ca. Chánh điện là nơi thờ tự, được chia thành nhiều gian thờ, gồm thờ phó soái Nguyễn An, tiếp đó là bàn thờ Hội đồng và trong cùng là bàn thờ Tiền quân Thống chế Điều bát. Ở chánh điện được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết cùng màu sắc bắt mắt và tạo nên vẻ trang nghiêm. Đặc biệt ở đây, du khách còn bắt gặp nhiều câu đối ca ngợi Ông Tồn, những câu đối này được tô điểm khá lộng lẫy. Phía sau lăng là khu mộ phần của Ông cùng phu nhân. Nơi đây cũng được trang trí kĩ với nhiều hình hoa lá, kỳ lân, rồng rất uy nghi.

Hằng năm, vào các ngày mồng 3 và mồng 4 tháng giêng âm lịch, người dân Trà Ôn đều tổ chức giỗ Ông Tồn với nhiều nghi thức truyền thống độc đáo. Lễ giỗ của ông năm nào cũng có rất nhiều người dân từ các vùng đến tham dự. Ngoài lễ chính thì còn có múa lân, hát bội, các trò chơi dân gian…Nếu có dịp đi du lịch về thăm Trà Ôn đúng những ngày này, du khách sẽ có cơ hội để hòa cùng bầu khí ấm áp, thêm phần hiểu biết về mảnh đất Trà Ôn của Vĩnh Long, nơi có một vị Thống chế Điều bát rất giàu nghĩa tình và rất nặng lòng với dân.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook