Đặt Tour: 0902 107 107

Dấu ấn Việt ở đình Thổ Tang tỉnh Vĩnh Phúc

Đi du lịch khám phá phía Bắc, nếu bạn muốn tìm về một vùng quê đậm chất thôn dã đã đi vào tâm thức của những người dân Việt hoài cổ thì khi điểm đến các đình, chùa sẽ là điểm đến thích hợp nhất. Ghé đình Thổ Tang ở Vĩnh Phúc, bạn sẽ được được sống trong không gian của làng quê Việt thời xa xưa hoài cổ như thế, mà ít có nơi nào có thể sánh kịp.

Đình Thổ Tang là điểm tham quan Vĩnh Phúc có tiếng. Đình nằm ở xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi đến thăm, bạn sẽ thấy được rằng, đây là một trong những ngôi đình cổ độc đáo còn lại ở phía Bắc, vẫn còn giữ được nét nguyên vẹn về kiến trúc của thời Hậu Lê. Được xây dựng vào thế kỷ XVII, đây là ngôi đình mang đậm chất đình làng Bắc Bộ rõ nét nhất, kể cả kiến trúc và ý nghĩa. Bất cứ một ngôi đình nào ở Việt Nam cũng đều thờ phụng một vị thần nhằm tưởng nhớ công lao của họ, đồng thời người dân có cơ hội cầu khấn những điều tốt đẹp sẽ đến trong cuộc sống.


dinh-tho-tang

Đình Thổ Tang

Đối với đình Thổ Tang, vị tướng được thờ tự là danh tướng Lân Hổ, đã có công đánh giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII. Chính tài trí thông minh cùng với sự gan dạ, dũng cảm chỉ huy các quân sĩ chiến đấu anh dũng bảo vệ kinh thành Thăng Long khi dẫn quân lập phòng tuyến đánh giặc ở Gia Ninh (Phú Thọ). Cho đến ngày nay, từ suốt chặng đường dài từ tỉnh Phú Thọ đến Vĩnh Phúc đều có những ngôi đình, miếu tưởng nhớ đến vị tướng Lân Hổ. Theo đó, trong những ngày lễ, tại đình Thổ Tang luôn diễn ra những trò diễn, hèm tục để tưởng niệm.

Nhìn tổng thể, đình Thổ Tang được xây dựng theo bố cục hình chữ “đinh” theo hướng Tây Nam, bao gồm hai tòa Đại Đình và Hậu cung. Trong đình có trưng bày 21 bức điêu khắc bằng gỗ mô phỏng đầy đủ toàn bộ cuộc sống từ lao động – làm ăn – hưởng thụ của người dân lúc bấy giờ. Tất cả các bức điêu khắc đều được sắp xếp theo thự tự, rất cân đối. Chỉ cần bước vào bên trong bạn sẽ bắt gặp được bức đầu tiên với chủ đề “ngày hội xuống đồng” hay còn gọi là lễ tịch điền, các cảnh vui chơi như “đá cầu”, “uống rượu”, “chơi cờ”… các cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm: “gia đình hạnh phúc”… Khung cảnh sôi động, vui tươi của cư dân lúc đó càng được khắc họa rõ nét, khiến cho chúng ta có thể hiểu được sâu sắc hơn về cuộc sống và con người dưới thời Lê Trung Hưng. Đặc biệt hơn, bức hoành phi có đề tự “Hòa Vi Quý” mang một ý nghĩa sâu sắc và cũng là một lời khuyên, lời giáo huấn cho bất cứ ai phải giữ được hòa khí, tránh xung đột trong làng.

Chính ba bức hoành phi này là điểm đặc biệt khiến đình Thổ Tang khác biệt hơn so với các ngôi đình ở vùng trung du Bắc Bộ. Cạnh đó, cửa võng đình Thổ Tang gồm có 3 tầng chạm trổ tinh tế, phía trên chạm hai con rồng lớn và 18 con rồng con, tầng giữa được chạm rồng chầu mặt nguyệt, hai bên là 2 con phượng đang tung bay; cho đến tầng dưới chạm khắc hình lục tiên, cửu trùng, gai dứa. Bên trái cửa võng có bày trí bức tranh miêu tả sinh động cảnh sinh hoạt đời sống nông thôn của người dân. Đó là khung cảnh gia đình: chồng đèn sách, vợ chăm con… mà trung tâm hình ảnh đôi trai gái đang tình tự. Ghé đến thăm đình Thổ Tang, việc thưởng thức những nét đặc sắc về kiến trúc nghệ thuật không chỉ mang đến cho ta những cảm nhận tinh tế, mà còn truyền đạt được những nội dung cùng với các triết lý nhân sinh quan sâu sắc.

Có thể nói, hành trình du lịch Vĩnh Phúc dẫn du khách đến tham quan những địa điểm tham quan quý giá như đình Thổ Tang, hẳn ai cũng có nhiều suy nghĩ. Đình Thổ Tang đã đạt đến đỉnh cao về mỹ thuật, kiến trúc thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học, các du khách đến thăm quan. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, lưu giữ, tu bổ luôn cần thiết và cấp bách nhất, đó không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền và nhân dân địa phương mà còn là của những ai yêu mến nền văn hóa giàu bản sắc Việt.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook