Đặt Tour: 0902 107 107

Di tích Nhà tù Côn Đảo – “Địa ngục trần gian”

di-tich-nha-tu-con-dao-1Nói đến các hành trình về nguồn, gần như di tích Nhà tù Côn Đảo là cái tên chưa một lần bị bỏ sót. Trong tất cả những hành trình du lịch Việt Nam, nếu dừng chân ở bất cứ điểm đến lịch sử nào, có lẽ ký ức đau thương một thời không phải nơi nào cũng khiến người ta phải xúc động hay bàng hoàng như di tích Nhà tù Côn Đảo.

Chưa đề cập về vị trí một địa điểm tham quan Vũng Tàu Côn Đảo quan trọng, nếu có dịp gì đó hay sự kiện nào đó được nhắc đến, Nhà tù Côn Đảo luôn là cụm từ khiến nhiều người phải thinh lặng hồi lâu. Sự thinh lặng ấy có thể là một chút hình dung về chặng đường hơn 100 năm, từng có khoảng 20.000 người Việt Nam yêu nước đã bị giam cầm tại nơi này. Hay thinh lặng bởi cảm giác xót xa hiển hiện về một nơi từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - nơi từng khiến cả thế giới phải bàng hoàng về một mặt tàn khốc của những cuộc chiến.

di-tich-nha-tu-con-dao

Di tích Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo được quyết định thành lập vào ngày 1/2/1862. Đây là một hệ thống các nhà tù với nhiều khu biệt giam rộng hơn 12.000 m2, tại đây có 10 phòng giam lớn, 20 hầm đá là nơi biệt giam, 1 phòng giam đặc biệt, một khu đập đá, một hầm xay lúa.

Quay trở lại những năm tháng đau thương này, thời điểm đó thực dân Pháp đã gông cùm, xiềng xích với nhiều hình thức tra tấn từ thể xác đến tinh thần với những người Việt Nam yêu nước. Những lúc cao điểm, mỗi phòng giam có đến cả trăm người tù.

Nhà tù Côn Đảo cũng là nơi giam cầm nhiều chí sĩ nổi tiếng yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh,…hay nhiều nhà cách mạng sau này như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Tôn Đức Thắng,..

Bên cạnh những nhà tù dành cho nam, tại đây cũng có nhiều khu biệt giam dành cho những nữ tù nhân. Và độ khắc nghiệt không giảm, những nữ chiến sĩ của ta bị xiềng xích, tra tấn cho đến chết.

Ở nhà tù Côn Đảo cũng được xây dựng nhiều khu vực như bệnh xá, nhà thờ, giảng đường, bếp ăn tuy nhiên đây chỉ là chiêu đối phó của thực dân, đế quốc với những đoàn giám sát nhân quyền quốc tế.

Và nhắc đến nhà tù Côn Đảo phải nhắc đến những hệ thống “chuồng cọp” được xây dựng từ năm 1940 với 120 phòng giam diện tích hơn 5.000m2 là nơi chúng tra tấn cán bộ ta tàn nhẫn. Khu biệt giam bị giấu kín đến năm 1970 mới được phát hiện và trở thành sự kiện gây chấn động dư luận thế giới.

Đã nhiều năm trôi qua, lịch sử đau thương cũng khép lại nhưng những nỗi đau mà nhà tù Côn Đảo của thực dân, đế quốc xây dựng vẫn còn đó. Người đời sau vẫn truyền tai nhau câu thơ:

Côn Lôn đi dễ khó về

Già đi bỏ xác, trai về nắm xương

Hai câu thơ đã phản ánh chân thực về “một địa ngục trần gian” tàn ác một thời.

Có đến thăm Côn Đảo qua những hành trình phổ biến như hành trình du lịch Côn Đảo 3 ngày 2 đêm, dành thời gian thăm di tích, nghe câu chuyện xưa và xem qua những tài liệu được cất giữ, mới thực sự cảm nhận sự tàn khốc vẫn được nhắc tới là như thế nào. Và chỉ lúc ấy, du khách mới thật sự thấm câu thơ đầy chua xót “Côn Lôn đi dễ khó về…”

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook