Đến Hồng Kông vào những ngày lễ hội của mùa xuân
Nếu bạn là người yêu thích các lễ hội tưng bừng đậm nét đẹp đặc trưng Châu Á, có thể thực hiện một chuyến du lịch Hồng Kông vào mùa xuân khi có dịp. Chắc chắn, mùa xuân tươi thắm sắc màu từ nhiên nhiên đến các ngả đường nô nức, sẽ làm bạn thỏa lòng. Người ta thường nói mùa xuân ở Hồng Kông, một mùa bốn lễ hội, bởi khoảng thời gian này, ở đây diễn ra 4 lễ hội khá quan trọng đó là Lễ hội mừng ngày sinh nhật Bà Thiên Hậu, Sinh nhật Đức Phật, Lễ hội Tam Kung và Lễ hội Chueng Chau Bun.
Mở đầu mùa lễ hội dịp xuân ở Hồng Kông là Lễ mừng sinh nhật Bà Thiên Hậu, vào gần cuối tháng 3 âm lịch. Bà Thiên Hậu được xem là nữ thần biển cả, luôn bảo vệ ngư dân trong các hải trình ngắn dài của họ. Ở Hồng K ông, có đến gần 100 ngôi đền thờ Bà Thiên Hậu. Người ta lập đền thờ với lòng tôn kính, quanh năm hương khói ấm nồng, để cầu xin bình an. Lễ mừng sinh nhật Bà Thiên Hậu vào mùa xuân được tổ chức rất lớn, mỗi nơi có một cách để thể hiện lòng tôn kính của mình đến Bà Thiên Hậu theo cách riêng của mình, từ những cuộc diễu hành mang vẻ nô nức rộn ràng, đến những tiếng trống và điệu múa lân tạo vẻ náo nhiệt, đến những vòng hoa tươi đủ màu sắc cùng hương trầm bay…Dẫu là du khách, chỉ vô tình đến đúng dịp, cũng dễ bị dòng người vui như trẩy hội cuốn theo.
Sau lễ mừng sinh nhật Bà Thiên Hậu, người Hồng Kông sẽ chuẩn bị để đón mừng Lễ hội Cheung Chau Bun. Đây là lễ hội truyền thống rất quan trọng và cũng hết sức độc đáo của người Hồng Kông. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 5 đến mùng 9 tháng 4 âm lịch. Trong lễ hội, người ta sẽ dựng một cột tháp bằng tre và gắn đầy bánh bao, vào buổi đêm, có cuộc thi lấy bánh bao may mắn, những người đàn ông sẽ leo lên cột tre để giành lấy bánh. Có lẽ cũng chính vì biểu tượng này, mà lễ hội đặc biệt này còn được gọi là Lễ hội bánh bao Cheung Chau, thu hút rất đông đảo du khách đến cùng tham dự trong không khí rất tưng bừng.
Cùng với lễ hội Cheung Chau Bun, người Hồng Kông phấn khởi mừng lễ sinh nhật Phật Đản, cũng diễn ra vào khoảng thời gian đầu tháng 4 âm lịch. Lễ mừng sinh nhật Phật Đản còn được gọi giản dị là Lễ hội Tắm Phật, dựa trên truyền thuyết rằng, lúc chào đời, xuất hiện 9 con rồng phun rước đế tắm cho Đức Phật. Chính vì thế đã có Lễ hội Tắm Phật được cho rất linh thiêng này và được người Hồng Kông trân trọng lưu giữ như một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của mình. Đặc biệt trước và sau lễ sinh nhật người ta thường ăn một loại bánh đặc biệt có màu xanh, vị hơi đắng, những chiếc bánh này cùng nghi thức ăn bánh, thể hiện ý nghĩa rằng con người ta khi vượt qua khó khăn đắng cay, sẽ tìm thấy những điều tốt đẹp hạnh phúc.
Cũng trong đầu tháng 4 âm lịch, người Hồng Kông còn tổ chức Lễ hội Tam Cung. Tam Cung cũng là nữ thần biển được ngư dân tôn kính như Bà Thiên Hậu vậy. Tam Cung là người Huệ Châu, Quảng Đông vào thế kỷ 13. Từ khi còn nhỏ, Tam Cung đã có khả năng dự báo thời tiết khá chính xác và chữa lành bệnh tật cho nhiều người. Tượng thờ Tam Cung khá độc đáo miêu tả một ông lão nhưng có khuôn mặt của một trẻ nhỏ. Bức tượng mang ẩn ý Tam Cung đã có được sự khôn ngoan từ khi còn rất trẻ và sự khôn ngoan ấy còn mãi theo thời gian.
Điểm qua những đẹp đặc trưng của lễ hội mùa xuân ở Hồng Kông như trên, hẳn sẽ mang lại cho bạn rất nhiều hứng thú. Đi du lịch với mong muốn tìm hiểu văn hóa lệ hội, cũng như hòa mình vào không khí tưng bừng đầy sắc màu vui tươi ở đây, đặc biệt nhất và thú vị nhất chính là mùa xuân với 4 lễ hội vừa thú vị vừa độc đáo này. Sở hữu nhiều nét đặc trưng riêng biệt, 4 lễ hội lớn cùng diễn ra trong mùa xuân, có lẽ bạn chỉ có thể tìm thấy ở Hồng Kông chứ không phải vùng đất nào khác.
Bí Quyết Tổ Chức Tour Team Building - Gala Dinner Ấn Tượng Và Tối Ưu Nhất
Xe du lịch,Máy bay
1,390,000đ
Puppy Farm - Vườn Hồng trên mây- BBQ nướng - Thác Dantala - Buffet Rau - Hoàng Long ohayo- Mê Linh Coffee Garden
Xe du lịch,Xe giường nằm
1,990,000đ