Phong tục cưới của người Lô Lô
Dọc theo các hành trình du lịch trong nước, đến bất cứ địa phương nào, khi được tìm hiểu sâu về văn hóa địa phương, chắc chắn bạn cũng đều biết thêm nhiều điều thú vị liên quan đến phong tục cưới hỏi, bởi cưới hỏi là một trong những ngày trọng đại của cả cuộc đời một con người. Có dịp đến Hà Giang, tìm hiểu về đời sống của người Lô Lô, bạn sẽ thấy dân tộc Lô Lô cũng thế. Ngày lễ cưới hỏi của dân tộc Lô Lô cũng có những nét độc đáo tạo nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc này.
Theo truyền thống từ xa xưa, trong ngày lễ cưới nhà trai phải nhờ bốn người làm mai mối. Nếu là hai cặp vợ chồng thì càng tốt bởi họ quan niệm như thế sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc. Nhà trai sau khi chọn ngày lành tháng tốt sẽ nhờ người mai mối mang hai chai rượu và lễ vật đến nhà gái. Khi được phép của nhà gái thì nhà trai sẽ ấn định ngày cưới. Đồ thách cưới của dân tộc Lô Lô thường là gạo, nếp, thịt lợn, rượu hay nhà gái có thể thách cưới thêm váy, quần áo, vòng tay, vòng cổ cả bạc trắng hồi môn.
Dân tộc Lô Lô đặc biệt coi trọng vai trò của người cậu cô dâu. Người Lô Lô bên nhà trai không mang lễ vật trực tiếp sang nhà gái mà thông qua ông cậu của cô dâu. Ông cậu có vai trò quyết định việc hôn nhân và cả việc phân chia tài sản. Nhà trai mang lễ vật đến nhà ông cậu sau đó ông cậu sẽ đưa lễ vật này đến cha mẹ cô dâu.
Ngày cưới bên nhà gái bắt đầu bằng việc làm cỗ trình cúng tổ tiên. Họ mời người thân, họ hàng lại ăn tiệc uống rượu chung vui. Những khách đến tham dự tiệc sẽ mừng cô dâu bằng những hiện vật như quần, áo, vòng vàng, tiền bạc hoặc các đồ dùng khác. Nhà trai khi dẫn lễ đến nhà gái thường vào ngày lẻ để đến hôm au đón dâu về sẽ là ngày chẵn để cặp vợ chồng son không bị chia rẻ, lẻ loi. Tối hôm đó, nhà gái hát ca, tiệc tùng thâu đêm chúc phúc cho cô dâu chú rể.
Đến sáng hôm sau, chú rể phù rể bái lạy tổ tiên, lễ sống cha mẹ và ông cậu cô dâu thì được ông cậu dắt cháu gái từ phòng ra trao cho chú rể. Gia đình nhà gái sẽ khóc để thể hiện sự lưu luyến, cô dâu khóc to hơn để thể hiện sự quyến luyến khi về nhà chồng.
Nhà trai cũng thực hiện nghi thức như ở nhà gái. Bốn người làm mối cùng uống rượu và hát. Bố mẹ chồng phải lánh mặt khi cô dâu về nhà mình vì theo quan niệm sợ vía lấn át con dâu khiến con dâu sau này không khỏe mạnh. Sau khi nhà trai dẫn dâu về thì ông cậu cùng nhà gái cũng theo sau mang của hồi môn sang. Đó có thể là lợn, gà, hòm quần áo…nhà giàu thì dắt một con bò.
Nhà trai cũng tổ chức tiệc tùng linh đình, ăn uống hát ca để chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Nhà trai tiễn ông cậu và nhà gái về bằng một ít tiền đưa lại gọi là tiền đi đường.
Một lần đi du lịch Hà Giang, ở lại thăm và khám phá văn hóa của người Lô Lô, tìm hiểu phong tục cưới xin của họ, bạn sẽ thấy rất rõ tầm quan trọng của phong tục này trong đời sống lứa đôi của họ. Bạn sẽ càng thêm cảm phục hơn, khi biết rõ rằng, dân tộc Lô Lô rất nghiêm khắc trong cuộc sống một vợ một chồng, chính vì thế cuộc sống hôn nhân của họ đa phần đều rất bền vững, trăm năm.
Tour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Xe giường nằm
2,390,000đ