Đặt Tour: 0902 107 107

Lễ hội làm chay

Nếu bạn có dịp đi du lịch về Long An, ít nhiều cũng có lần nghe nhắc đến Lễ hội làm chay. Lễ hội làm chay là một lễ hội truyền thống của người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, được tổ chức vào các ngày 15,16 tháng giêng âm lịch. Đây được xem là thời điểm thích hợp, để bà con quây quần cùng nhau sinh hoạt hội hè và cũng là thời gian thuận lợi để du khách có dịp du xuân thưởng thức lễ hội làm chay độc đáo này.


le-hoi-lam-chay

Lễ hội làm chay

Theo kinh nghiệm du lịch Long An của những người đã từng có dịp tham dự Lễ hội làm chay, thì Lễ hội làm chay được chia ra thành hai nghi thức. Nghi thức đầu tiên diễn ra vào ngày 15/1 là nghi thức cúng ông Tiêu. Ông Tiêu (hay còn gọi là Tiêu diện Đại sĩ) là nhân vật chính trong lễ hội. Người dân tin rằng ông Tiêu là một vị Bồ tát có sức mạnh trừ yêu diệt quỷ, mang lại bình yên và mùa màng bội thu cho dân chúng. Trong ngày lễ làm chay, người ta tạo ra hình tượng ông Tiêu cao đến 2m, quanh người là áo giáp trụ, trên đầu ông Tiêu có sừng trông rất hùng dũng và trên người ông Tiêu có đến hàng trăm gương mặt khác, dùng để soi rọi tà ma khắp thế gian.

Trong ngày 15/1, nghi thức cúng ông Tiêu diễn ra rất long trọng. Sau khi người có chức sắc trong làng thực hiện việc cúng bái, người ta sẽ tiến hành đốt tượng ông Tiêu rồi xô giàn cúng để thanh niên trai tráng có cơ hội cùng nhau giành lấy chiếc lưỡi của ông Tiêu, vì người ta tin rằng chiếc lưỡi dài gần nửa mét của ông chính là nơi chứa đựng phép thuật, thanh niên nào giành được sẽ có phúc dài lâu.

Sau nghi thức chính, đến ngày 16/1 là phần tiến hành các nghi thức phụ như thỉnh vong linh về giàn ông Tiêu – phần thỉnh vong linh này rất được trẻ con yêu thích vì những nhân vật đi thỉnh là thầy trò Đường Tăng (được người dân đóng giả, tái hiện lại). Sau đó là lễ cầu siêu và lễ phóng ghe đăng (Ghe đăng là hình ảnh mô phỏng một chiếc ghe lớn ở vùng Tây Nam Bộ, trên ghe có trang trí cờ hoa rực rỡ, ngũ quả, rượu, nhang, đèn trịnh trọng). Việc phóng ghe đăng có ý nghĩa tống tiễn các vong hồn xấu ra xa, đồng thời bà con còn thực hiện việc phóng sinh để cầu bình an cho năm mới. Kết thúc lễ phóng ghe đăng là phần vui nhất của lễ hội làm chay. Bà con sẽ tụ hội để cùng nhau chơi các trò chơi dân gian như kéo co, bóng chuyền, đập nồi…

Tuy nhiên, nét độc đáo nhất của lễ hội làm chay ở Tầm Vu, Long An đó chính là việc tổ chức lễ hội mang ý nghĩa cao nhất là cầu an cho các vong hồn chưa siêu thoát, cầu an cho cộng đồng chứ không hề mang chút lợi ích cá nhân.

Có thể bạn quan tâm
chat-zalo
Chat Zalo
facebook message
Facebook